LSO-Là một xã thuần nông với trên 90% số hộ dân tham gia sản xuất nông-lâm nghiệp. Trong những năm qua, bên cạnh phát triển cây nông-lâm nghiệp thì xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng còn đẩy mạnh chăn nuôi. Từ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế ổn định, góp phần vào sự thay đổi diện mạo nông thôn nơi đây. Thu hoạch cá ở thôn Sơn Đông , xã Yên VượngVào những ngày này, nhiều gia đình trong xã đang tập trung thu hoạch lúa mùa thì gia đình anh Nguyễn Văn Lấn ở thôn Sơn Đông lại đang tất bật với việc thu hoạch ao cá của mình. Anh Lấn cho biết: trước đây gia đình chỉ trồng trọt là chính, chăn nuôi cũng chỉ một vài con lợn, con gà để bán lấy tiền đóng học phí cho con hay trang trải việc đột xuất gì đấy chứ chẳng có “của ăn của để”.Thế rồi nhận thấy diện tích đất vườn rộng rãi mà hiệu quả kinh tế từ cây lúa, cây ngô thấp, không ổn định nên anh đã bàn với gia đình chuyển hơn 5000m2 đất sang đào ao thả cá. Thời gian...
LSO-Là một xã thuần nông với trên 90% số hộ dân tham gia sản xuất nông-lâm nghiệp. Trong những năm qua, bên cạnh phát triển cây nông-lâm nghiệp thì xã Yên Vượng, huyện Hữu Lũng còn đẩy mạnh chăn nuôi. Từ đó đã đem lại hiệu quả kinh tế ổn định, góp phần vào sự thay đổi diện mạo nông thôn nơi đây.
Thu hoạch cá ở thôn Sơn Đông , xã Yên Vượng
Vào những ngày này, nhiều gia đình trong xã đang tập trung thu hoạch lúa mùa thì gia đình anh Nguyễn Văn Lấn ở thôn Sơn Đông lại đang tất bật với việc thu hoạch ao cá của mình. Anh Lấn cho biết: trước đây gia đình chỉ trồng trọt là chính, chăn nuôi cũng chỉ một vài con lợn, con gà để bán lấy tiền đóng học phí cho con hay trang trải việc đột xuất gì đấy chứ chẳng có “của ăn của để”.Thế rồi nhận thấy diện tích đất vườn rộng rãi mà hiệu quả kinh tế từ cây lúa, cây ngô thấp, không ổn định nên anh đã bàn với gia đình chuyển hơn 5000m2 đất sang đào ao thả cá. Thời gian đầu, gia đình gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, kỹ thuật cũng như kinh nghiệm nên cá phát triển chậm. Vừa làm, vừa học hỏi, thế rồi chỉ vài năm sau, ao cá đã cho thu nhập hàng mấy chục triệu đồng. Tích lũy được vốn, anh quyết định đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại nuôi lợn quy mô, có thời điểm nhà anh nuôi đến gần 100 con lợn thịt, thu nhập 40-50 triệu đồng/ năm. Xã Yên Vượng có gần 3000 nhân khẩu, tập trung sinh sống ở 7 thôn. Sản xuất nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế của địa phương. Cách trung tâm huyện không xa, cộng với hệ thống đường giao thông thuận tiện là một trong những điều kiện thuận lợi giúp Yên Vượng phát triển chăn nuôi hàng hóa. Không riêng gia đình nhà anh Lấn mà nhiều hộ gia đình khác trong xã cũng đã xây dựng chuồng trại rộng rãi để chăn nuôi lợn, gà. Ông Triệu Đức Chính, Chủ tịch UBND xã Yên Vượng cho biết: phong trào chăn nuôi ở địa phương phát triển khá mạnh trong một vài năm trở lại đây. Toàn xã hiện có gần 2000 con lợn, đàn trâu bò trên 700 con và hàng chục nghìn gia cầm các loại. Yên Vượng đã có những hộ gia đình vươn lên làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn, gà thả vườn, ao cá. Tiêu biểu như gia đình anh Nguyễn Văn Lấn hay gia đình ông Nguyễn Xuân Chữ ở thôn Sơn Đông. Nhiều hộ gia đình ở các thôn khác trong xã như Ao Sen, Chục Quan, Lầm Hạ cũng từng bước vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi thông qua những nguồn vốn vay hỗ trợ của Nhà nước và sự hỗ trợ vốn, kinh nghiệm của các hộ chăn nuôi khác trong xã.
Tuy nhiên, những diễn biến phức tạp của dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm một vài năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến chăn nuôi ở địa phương. Song với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng chống dịch bệnh đàn gia súc, gia cầm nên những thiệt hại do dịch bệnh gây ra đã giảm đáng kể so với các địa phương khác. Anh Nguyễn Văn Tuấn, cán bộ thú y xã Yên Vượng cho biết: công tác phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn luôn được thực hiện nghiêm túc, đúng quy trình và được sự phối hợp chặt chẽ của người dân đã đem lại kết quả cao. Ví dụ gần nhất là dịch tai xanh ở đàn lợn và dịch cúm gia cầm ở giữa năm vừa qua, do làm tốt công tác tiêm phòng, tiêu độc khử trùng và thực hiện tốt những quy định tại vùng dịch nên mặc dù là xã công bố có dịch từ khá sớm nhưng Yên Vượng lại thiệt hại rất ít. Số ít lợn bị mắc bệnh một phần được chữa khỏi, phần khác đem tiêu hủy đã được nhà nước hỗ trợ nên bà con chăn nuôi cũng đã phần nào tháo gỡ được những khó khăn để tiếp tục tái đàn sau dịch.
Ông Hoàng Thế Hưng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hữu Lũng cho biết: trong một vài năm trở lại đây, phong trào phát triển chăn nuôi ở Yên Vượng đã có những bước tiến quan trọng, tạo đà cho sự phát triển và hứa hẹn trong thời gian tới là một trong những địa phương phát triển chăn nuôi mạnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế địa phương, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.
Đình Quyết
Ý kiến ()