LSO-Bên cạnh kinh tế gieo trồng và đồi rừng, trong những năm gần đây, kinh tế chăn nuôi ở xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc có bước phát triển đáng kể, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã không ngừng quan tâm công tác chăm sóc và bảo vệ đàn vật nuôi để giữ ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn. Xã Yên Trạch gồm có 12 thôn, bản, 1.130 hộ dân cùng sinh sống. Trong vài năm trở lại đây, chăn nuôi trên địa bàn ngày càng phát triển, trở thành phong trào kinh tế mạnh mẽ ở tất cả các thôn, bản. Toàn xã có tới trên 90% hộ dân chăn nuôi lợn, gà để phát triển kinh tế, trong số đó rất nhiều hộ nuôi lợn từ 20- 30 con/lứa, đàn gà đến vài trăm con. Tiêu biểu như các hộ Lương Văn Các, Hoàng Thị Hai ở thôn Khuổi Cải, Ngô Văn Hiệp, Hoàng Văn Khay thôn Yên Sơn... Có những hộ dân không...
LSO-Bên cạnh kinh tế gieo trồng và đồi rừng, trong những năm gần đây, kinh tế chăn nuôi ở xã Yên Trạch, huyện Cao Lộc có bước phát triển đáng kể, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân. Trước tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã đã không ngừng quan tâm công tác chăm sóc và bảo vệ đàn vật nuôi để giữ ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn.
Xã Yên Trạch gồm có 12 thôn, bản, 1.130 hộ dân cùng sinh sống. Trong vài năm trở lại đây, chăn nuôi trên địa bàn ngày càng phát triển, trở thành phong trào kinh tế mạnh mẽ ở tất cả các thôn, bản. Toàn xã có tới trên 90% hộ dân chăn nuôi lợn, gà để phát triển kinh tế, trong số đó rất nhiều hộ nuôi lợn từ 20- 30 con/lứa, đàn gà đến vài trăm con. Tiêu biểu như các hộ Lương Văn Các, Hoàng Thị Hai ở thôn Khuổi Cải, Ngô Văn Hiệp, Hoàng Văn Khay thôn Yên Sơn… Có những hộ dân không có ruộng đất, chăn nuôi còn là nguồn thu nhập chính trong gia đình. Từ phát triển kinh tế chăn nuôi, đời sống của người dân từng bước được cải thiện. Với vai trò quan trọng đó, xã đã luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc thực hiện mạnh mẽ các biện pháp để phát triển cũng như chăm sóc và bảo vệ đàn vật nuôi. Theo đó, hàng năm, các tổ chức hội, đoàn thể xã tích cực phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền nâng cao ý thức bảo vệ đàn vật nuôi; tổ chức các lớp tập huấn về khoa học kĩ thuật nhằm nâng cao kiến thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi… Cùng với đó là động viên, khuyến khích các hội viên mạnh dạn vay vốn đầu tư xây sửa chuồng trại, mở rộng quy mô phát triển sản xuất. Hiện nay, trên địa bàn xã có tổng dư nợ vốn hơn 6 tỷ đồng, trong đó 3 tháng đầu năm 2011 vay mới 700 triệu đồng. Nguồn vốn vay phần lớn được các hộ dân sử dụng phát triển chăn nuôi lợn, gà… Ông Hà Hải Vượng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Toàn xã hiện có tổng đàn lợn trên 2.400 con, đàn gia cầm trên 23 nghìn con, đàn trâu 1 nghìn con. Trong năm 2010, xã có 3 hộ dân bị ảnh hưởng dịch bệnh tai xanh ở lợn do chủ quan với việc vận chuyển vật nuôi qua địa bàn xã. Ngay sau đó, xã đã nhanh chóng khoanh vùng, thực hiện các biện pháp khử trùng, vệ sinh chuồng trại… Năm 2011, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm như dịch bệnh vàng nghệ, dịch bệnh tai xanh ở lợn, dịch cúm H5N1 ở đàn gia cầm… vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa phương. Nếu không thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng lớn đến phát triển tổng đàn vật nuôi, gây thiệt hại kinh tế cho các hộ dân. Do vậy, song song với tăng trưởng đàn vật nuôi, xã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc các thôn, bản, các hộ dân chủ động thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh dịch bệnh tại các hộ chăn nuôi. Ngay từ những tháng đầu năm, các tổ chức hội đã phối hợp với thú y viên xã, các thôn, bản cùng tuyên truyền tới các hộ dân về tình hình dịch bệnh, cách nhận biết dấu hiệu bệnh, các biện pháp phòng tránh dịch bệnh và vận động các hộ dân thường xuyên vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường xung quanh, tiêm phòng định kì và không thả rông đàn vật nuôi. Đặc biệt là khi phát hiện các dấu hiệu bệnh phải thông báo ngay cho xã để khoanh vùng, phòng tránh kịp thời, đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi. Bên cạnh đó, xã quan tâm, chủ động kiểm tra đối với các thôn, bản để qua đó nắm tình hình phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn.
Với những biện pháp chăm sóc và phòng tránh dịch bệnh như vậy, tin rằng xã Yên Trạch sẽ phát triển ổn định đàn vật nuôi, tiếp tục khẳng định vai trò của phát triển chăn nuôi trong thực hiện các kế hoạch, mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân trên địa bàn xã.
Lâm Như
Ý kiến ()