LSO-Xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực đưa các giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đây được coi là hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương. Nhân dân xã Yên Sơn phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọcĐể thực hiện tốt vai trò Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ xã Yên Sơn đã tập trung xây dựng các chi bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh; đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đảng bộ thực hiện phân công cấp ủy viên phụ trách các chi bộ thôn, trong đó có nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất nhằm tăng giá trị...
LSO-Xác định nhiệm vụ xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế là trọng tâm, những năm qua, Đảng bộ xã Yên Sơn, huyện Hữu Lũng đã ban hành nghị quyết chuyên đề về đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tích cực đưa các giống mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Đây được coi là hướng phát triển kinh tế phù hợp với điều kiện địa phương.
Nhân dân xã Yên Sơn phát triển trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Để thực hiện tốt vai trò Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, Đảng bộ xã Yên Sơn đã tập trung xây dựng các chi bộ cơ sở trong sạch, vững mạnh; đảng viên nêu cao tinh thần gương mẫu, đi đầu trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Đảng bộ thực hiện phân công cấp ủy viên phụ trách các chi bộ thôn, trong đó có nội dung tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tích cực đưa các loại giống cây, con mới vào sản xuất nhằm tăng giá trị thu nhập trên cùng đơn vị diện tích. Theo đó, các hộ dân có nhu cầu phát triển kinh tế từ các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đều được chính quyền xã tạo điều kiện vay vốn ngân hàng, chuyển giao khoa học – kỹ thuật, hộ nghèo thiếu vốn sản xuất được giúp đỡ vốn, ngày công, cây trồng, con giống… Cụ thể, với điều kiện tự nhiên sẵn có, xã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên thực tế từng thôn bản. Thấy được giá trị của cây na có nguồn lợi kinh tế cao lại phù hợp với điều kiện đất núi đá, cấp ủy, chính quyền xã đã vận động bà con mở rộng diện tích cây na. Những năm trước, cây na đã được một số hộ dân trồng nhưng chỉ là vài ba cây để phục vụ gia đình ăn quả. Nhưng từ khi xã tích cực vận động, các hộ gia đình trồng mới, nhân rộng diện tích cây na trên địa bàn. Nếu năm 2000 diện tích na trong xã mới là vài ha, thì đến năm 2012, người dân đã trồng được trên 110 ha và phủ rộng đến 100% thôn, bản. Trong đó, phần lớn diện tích trên đã cho thu hoạch, năm qua sản lượng ước đạt gần 800 tấn quả. Với giá bán từ 15.000- 30.000 đồng/kg (tùy theo thị trường từng năm) đã mang lại thu nhập khá lớn, đảm bảo nguồn lợi lâu dài cho người dân. Bà Nguyễn Thị Hà, Bí thư chi bộ thôn Nong Thâm, xã Yên Sơn chia sẻ: Là thôn có ít đất sản xuất nông nghiệp nên để đảm bảo cho bà con có điều kiện phát triển kinh tế, thôn đã khuyến khích các hộ đưa cây na trồng trên diện tích đất núi đá, đất vườn. Đến nay, 36/36 hộ dân đều có na, trung bình mỗi hộ trồng được khoảng 8.00- 1.000 cây, trong đó hộ ít nhất cũng có từ 300- 500 cây cho thu hoạch. Qua đây, giúp người dân nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng. Bên cạnh cây na, Yên Sơn còn chú trọng trồng cây lâm nghiệp, đối với diện tích đất đồi dốc, thay vì bỏ hoang, xã vận động người dân trồng bạch đàn, keo. Đến nay, diện tích cây keo, bạch đàn đạt 14,5 ha; giá trị kinh tế mang lại cũng tương đối cao. Yên Sơn là xã thuần nông nên việc đảm bảo lương thực cho người dân là cần thiết. Do đó, xã đã tích cực chuyển dịch cơ cấu cây lương thực. Tính đến nay, diện tích gieo trồng cây lương thực đạt trên 430 ha, trong đó chủ yếu trồng lúa, ngô hai vụ/năm. Nhằm nâng cao suất, chất lượng, nhân dân đã đưa 90% giống lúa mới, 100% giống ngô lai vào gieo trồng. Năng suất cây lương thực ước đạt 43 tạ/ ha, sản lượng lương thực ước đạt gần 2.000 tấn. Mặt khác, do giao thông đi lại khá thuận tiện nên việc giao lưu hàng hoá đã giúp cho người dân yên tâm trồng các loại cây có năng suất cao của địa phương.
Xã Yên Sơn hôm nay, đang thay da đổi thịt từng ngày. Tuy tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao (có 254 hộ, chiếm 44,7%), nhưng điều đáng ghi nhận là không còn hộ đói; hầu hết các thôn đều có đường ô tô và xe máy đi được, người dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Với tinh thần đoàn kết, thống nhất từ trong nội bộ cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và nhân dân, Đảng bộ xã Yên Sơn đang tiếp tục làm tốt vai trò lãnh đạo phát triển kinh tế, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hàng hóa, phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn năm sau cao hơn năm trước.
Hồ Xuân Hương
Ý kiến ()