Y tế Lạng Sơn sau 7 năm thực hiện xã hội hóa
LSO- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP, ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hóa (XHH) các lĩnh vực giáo dục & đào tạo, y tế, văn hóa, TDTT đã được tỉnh ta triển khai khá đồng bộ. Trong 4 lĩnh vực nói trên, thì y tế được triển khai nhanh hơn, hiệu quả hơn. Theo chủ trương XHH, trước hết các cơ sở công lập đã tích cực thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP; tăng cường liên doanh, liên kết đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ yêu cầu nhiệm vụ. Máy sinh hoá từ nguồn xã hội hóa ở bệnh viện Hữu LũngVới lợi thế của mình, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lạng Sơn đã đi tiên phong trong lĩnh vực này bằng việc liên kết để có thêm máy móc. Bác sĩ Tạ Văn Hùng, Phó Khoa thận - tiết niệu nói rằng, với 16 máy chạy thận (trong đó có 11 máy dự án và 5 máy thuê) đã mang lại lợi ích trực tiếp về mặt kinh tế cho những bệnh nhân suy thận. Bác sĩ Đoàn Thế Mỹ, Giám đốc BVĐK...
Máy sinh hoá từ nguồn xã hội hóa ở bệnh viện Hữu Lũng
Khám chữa bệnh cho trẻ em ở Trạm y tế xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn
Ngoài các cơ sở y tế công lập thực hiện quyền tự chủ để mở rộng XHH, mạng lưới y tế ngoài công lập cũng ngày càng phát triển. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 114 cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập, gồm các phòng khám đa khoa (PKĐK), chuyên khoa, y học cổ truyền (YHCT). Do có tiềm lực và đẩy mạnh liên kết, nên các cơ sở này dần có trang thiết bị hiện đại như máy siêu âm 4D, nội soi, X quang…Trong những năm qua, các cơ sở này từng bước lớn mạnh, có khả năng cạnh tranh lành mạnh với y tế công lập, cùng y tế công lập chăm sóc sức khỏe nhân dân, kể cả tham gia KCB theo kênh BHYT. Ông Lương Huyền Minh, Giám đốc PKĐK tư nhân Xứ Lạng cho biết, cơ sở của ông đã tồn tại được 10 năm, trong 2 năm qua, cơ sở đã đăng ký với Sở Y tế tham gia KCB theo kênh BHYT, hiện nay đang quản lý trên 6000 thẻ BHYT. Chính sự tham gia của cơ sở này, BVĐK tỉnh, Trung tâm y tế thành phố Lạng Sơn đã được giảm tải một cách đáng kể về lượng bệnh nhân BHYT. Ông cho biết, cơ sở đang xây dựng thêm điểm khám nữa với trang thiết bị hiện đại cho các khoa như phục hồi chức năng, răng- hàm-mặt, y học cổ truyền…tổng cộng đầu tư lên đến trên 10 tỷ đồng. Ngoài các cơ sở y tế tư nhân đưa dịch vụ y tế đến gần dân để tạo cơ hội cho người dân tiếp cận với các dịch vụ y tế ngày càng hiện đại, trên địa bàn tỉnh còn có 181 cơ sở hành nghề dược và vật tư y tế, tạo nên mạng lưới cung ứng thuốc chữa bệnh và vật tư y tế phong phú cho người dân.
Phải nói rằng sau 7 năm thực hiện Nghị quyết 05 của Chính phủ, cả y tế công lập và ngoài công lập đã phát triển tốt. Với sự cạnh tranh lành mạnh và hỗ trợ lẫn nhau, 2 loại hình này cùng “dắt tay nhau” tiến bước. Và đối tượng được hưởng lợi chính là người dân. Tuy vậy, các cơ sở y tế công lập chưa thật mạnh dạn đầu tư theo hướng XHH; y tế ngoài công lập vẫn còn nhỏ lẻ, chưa hình thành bệnh viện tư. Nguyên nhân thì có nhiều, song chủ yếu các cơ sở ngại vì nguồn vốn lớn, đối tượng người dân lại nghèo và có đến trên 80% tham gia BHYT, khả năng thu hồi vốn chậm. Ông Lương Huyền Minh, Giám đốc PKĐK tư nhân Xứ Lạng nói rằng, cũng do cơ chế, chủ trương đúng, chính sách thu hút đã ban hành, song thiếu cụ thể, các thủ tục còn phiền hà, khiến nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này nản chí.
Minh Hồng
Ý kiến ()