LSO-Triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư về củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đẩy mạnh chuẩn quốc gia về y tế xã. Cán bộ trạm y tế xã Thạch Đạn - Cao Lộc kiểm tra chất lượng thuốc trong tủ thuốc BHYTTrong 10 năm qua, mạng lưới y tế cơ sở của Lạng Sơn đã từng bước được củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động. Ngoài nguồn vốn nâng cấp mở rộng các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, các nguồn vốn khác đã được huy động để tập trung nâng cấp các trạm y tế xã, đến nay toàn tỉnh đã có trên 40% nhà trạm được xây kiên cố, số còn lại là nhà cấp 4, không còn tình trạng nhà lá, nhà tạm; các công trình phụ trợ được tăng cường theo hướng chuẩn quôc gia (QG) giai đoạn 2001-2010. Đội ngũ cán bộ y tế xã đã được đào tạo, bổ sung, trong đó từ công tác cử tuyển, hàng trăm cán bộ y tế xã đã...
LSO-Triển khai Chỉ thị số 06-CT/TW, ngày 22/1/2002 của Ban Bí thư về củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đẩy mạnh chuẩn quốc gia về y tế xã.
Cán bộ trạm y tế xã Thạch Đạn – Cao Lộc kiểm tra chất lượng thuốc trong tủ thuốc BHYT
Trong 10 năm qua, mạng lưới y tế cơ sở của Lạng Sơn đã từng bước được củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực hoạt động. Ngoài nguồn vốn nâng cấp mở rộng các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực, các nguồn vốn khác đã được huy động để tập trung nâng cấp các trạm y tế xã, đến nay toàn tỉnh đã có trên 40% nhà trạm được xây kiên cố, số còn lại là nhà cấp 4, không còn tình trạng nhà lá, nhà tạm; các công trình phụ trợ được tăng cường theo hướng chuẩn quôc gia (QG) giai đoạn 2001-2010. Đội ngũ cán bộ y tế xã đã được đào tạo, bổ sung, trong đó từ công tác cử tuyển, hàng trăm cán bộ y tế xã đã được cử đi đào tạo trình độ bác sĩ, y sĩ hướng y học cổ truyền, y sĩ sản nhi và về công tác tại các trạm y tế. Vì vậy, đến nay đã có 84% xã có bác sĩ, 100% xã có y sĩ sản nhi và nữ hộ sinh; tất cả các thôn bản đều có nhân viên y tế được đào tạo. Chất lượng công tác khám chữa bệnh ban đầu cho người dân cũng như khả năng giám sát dịch, báo dịch, khoang vùng và xử lý dịch bệnh được nâng cao. Các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế được thực hiện có hiệu quả, chương trình tiêm chủng mở rộng được thực hiện đều đặn tại các trạm y tế với tỷ lệ đạt từ 96-98% đối tượng được tiêm đúng lịch, đúng kỳ. Chất lượng chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ ngày càng tốt hơn; dịch HIV/AIDS từng bước được ngăn chặn và đến nay đã giảm cả về số mắc mới, số người chuyển sang AIDS và số người tử vong do AIDS và các bệnh có liên quan. Toàn tỉnh đã có 214 xã đạt chuẩn QG về y tế xã giai đoạn 2001-2010, vượt chỉ tiêu trung ương giao; chất lượng chuẩn được duy trì. Tỷ lệ chẩn đoán và điều trị tại các trạm y tế xã tăng từ 30% năm 2003 lên 90% vào năm 2011. Y học cổ truyền từng bước được kế thừa và ứng dụng vào tuyến y tế cơ sở một cách phù hợp. Do có sự kết hợp tốt công tác quân dân y tại các xã biên giới, nên tất cả 21 trạm xá khu vực biên giới đều hoạt động có hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.
Có được những kết quả trên là do toàn Đảng bộ đã quán triệt và triển khai tốt Chỉ thị 06 của Ban Bí thư, ngành Y tế đã tham mưu kịp thời cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và xây dựng chuẩn QG về y tế xã giai đoạn 2001-2010. Các chi, đảng bộ coi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng chống các dịch bệnh nguy hiểm, thực hiện chương trình QG về y tế, công tác dân số/KHHGĐ, phòng chống HIV/AIDS là điều kiện để phát triển KTXH một cách bền vững.
Tuy vậy, y tế cơ sở Lạng Sơn vẫn đứng trước nhiều khó khăn, mà trước hết là cơ sở vật chất và nhân lực. Nguồn lực cho cơ sở vật chất nhà trạm rất thiếu nên nhiều trạm xá đã và đang xuống cấp, trang thiết bị chưa đủ theo quy định của tuyến kỹ thuật. Ông Triệu Cao Tấn, Phó Giám đốc Sở Y tế cho rằng, chính những khó khăn này khiến năng lực của y tế cơ sở còn yếu kém. Bước vào giai đoạn 2011-2020, công tác xây dựng chuẩn QG y tế xã đặt ra nhiều vấn đề cho y tế Lạng Sơn khi các tiêu chuẩn được đặt ra cao hơn giai đoạn trước và phải phù hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới. Điều đó đòi hỏi nỗ lực vượt bậc trong sự chỉ đạo, tập trung các nguồn lực và các chương trình, nhất là nguồn nhân lực trong xây dựng y tế cơ sở.
Minh Hồng
Ý kiến ()