Để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, tôi xin mạnh dạn đề xuất ba vấn đề quan tâm cần giải quyết:Một là, để xây dựng được đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới phải coi trọng chất lượng hơn số lượng. Đối với đội ngũ đảng viên hiện nay, việc phân tích xếp loại làm nhiều mức khác nhau, về lý thuyết thì đúng nhưng thực tế nhiều năm qua ở không ít tổ chức đảng chỉ dừng ở việc xếp loại một cách hình thức. Sau khi xếp loại đảng viên và tổ chức đảng thì việc đề ra làm gì để rèn luyện, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm gần như không có. Ngược lại, có khi đảng viên xếp loại 1 chỉ là người "không mất lòng ai" còn đảng viên loại 2 thì do vắng một vài buổi họp hoặc tính tình nóng nảy, đấu tranh phê bình "chưa khéo léo"... Theo tôi, chỉ nên phân loại đảng viên thành "đảng viên đủ tư cách" và "đảng viên có vi phạm bị xử lý kỷ luật", số đảng viên từng lúc,...
Để nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, tôi xin mạnh dạn đề xuất ba vấn đề quan tâm cần giải quyết:
Một là, để xây dựng được đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới phải coi trọng chất lượng hơn số lượng. Đối với đội ngũ đảng viên hiện nay, việc phân tích xếp loại làm nhiều mức khác nhau, về lý thuyết thì đúng nhưng thực tế nhiều năm qua ở không ít tổ chức đảng chỉ dừng ở việc xếp loại một cách hình thức. Sau khi xếp loại đảng viên và tổ chức đảng thì việc đề ra làm gì để rèn luyện, sửa chữa thiếu sót, khuyết điểm gần như không có. Ngược lại, có khi đảng viên xếp loại 1 chỉ là người “không mất lòng ai” còn đảng viên loại 2 thì do vắng một vài buổi họp hoặc tính tình nóng nảy, đấu tranh phê bình “chưa khéo léo”… Theo tôi, chỉ nên phân loại đảng viên thành “đảng viên đủ tư cách” và “đảng viên có vi phạm bị xử lý kỷ luật”, số đảng viên từng lúc, từng việc có thiếu sót khuyết điểm chưa đến mức xử lý kỷ luật (trước đây xếp loại 2) thì phê bình nhắc nhở trong sinh hoạt đảng. Việc biểu dương, khen thưởng đảng viên xuất sắc cũng nên xem lại, thực tế hàng năm số đông đảng viên được biểu dương, khen thưởng đều là cán bộ lãnh đạo, quản lý; rất ít đảng viên không giữ chức vụ cho nên tác dụng nêu gương hạn chế.
Việc kết nạp đảng, đây là đầu vào rất quan trọng đối với chất lượng đội ngũ đảng viên, không nên giao chỉ tiêu quá cao cho chi bộ để từ đó đánh giá, phân loại chi bộ. Việc bồi dưỡng đối tượng kết nạp đảng giao cho cấp ủy cơ sở, tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định kết nạp nên tổ chức kiểm tra nhận thức một cách chặt chẽ trước khi kết nạp. Không nên “mẫu hóa” đơn xin vào Đảng của đối tượng kết nạp.
Hai là, đổi mới cách đánh giá chất lượng chi bộ và tổ chức cơ sở đảng. Từ lâu nay, việc xếp loại chi bộ và tổ chức cơ sở đảng có nhiều mức đánh giá, phân loại từ trong sạch, vững mạnh (TSVM) đến yếu kém. Do tiêu chí đề ra có định lượng cụ thể khá cao, cho nên không ít cơ sở đảng xuê xoa, “chín bỏ làm mười” để đạt danh hiệu TSVM. Mặt khác, chính vì sợ đơn vị mang tiếng là có tình trạng “lình xình, nổi cộm…” hoặc bị quy kết là gây “mất đoàn kết nội bộ” cho nên đảng viên ngại đấu tranh phê bình (đấy là chưa nói đến còn sợ bị trù dập), chi bộ, tổ chức cơ sở đảng cố tình giấu giếm khuyết điểm để được danh hiệu TSVM. Đó cũng là một trong những câu trả lời cho câu hỏi “vì sao nhiều vụ việc vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước không do đảng viên và tổ chức đảng phát hiện, phần lớn do quần chúng hoặc báo chí phanh phui?”. Tôi đề nghị nên xếp loại chi bộ, cơ sở đảng làm hai loại “vững mạnh” và “yếu kém”. Những chi bộ và cơ sở đảng được xếp loại “vững mạnh” phải làm tốt công tác xây dựng Đảng kể cả việc đấu tranh ngăn chặn, tố giác những việc làm sai trái của cơ quan, đơn vị. Có thể có cả cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật nếu do chi bộ, tổ chức cơ sở đảng chủ động phát hiện. Ngược lại, nếu chi bộ, cơ sở đảng tuy không có vụ việc bị xử lý nhưng kinh tế ở địa phương, đơn vị không phát triển, đời sống, việc làm của quần chúng không được cải thiện, công tác xây dựng Đảng không có kết quả rõ rệt, thì cũng chỉ xếp loại “yếu kém” mà thôi.
Ba là, đổi mới cách chỉ đạo nghiệp vụ trong hệ thống tổ chức Đảng. Các ban Đảng từ Trung ương đến địa phương không nên hướng dẫn cấp dưới báo cáo, kiểm điểm hoặc lập chương trình, kế hoạch một cách quá chi tiết như đã làm, vì như vậy có việc cấp dưới không làm mà vẫn báo cáo cho đầy đủ (trừ những số liệu cần tổng hợp). Chỉ nên đề ra yêu cầu cụ thể tùy theo văn bản, việc báo cáo phải nêu đúng những việc đã làm, có như vậy cấp trên mới nắm được thực chất tình hình và có thể phát hiện tính sáng tạo trong công tác đem lại hiệu quả cao của cấp dưới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()