Ý Ðảng và lòng dân Thoại Sơn
Người dân làm đường giao thông ở huyện Thoại Sơn (An Giang). Từ chủ trương dựa vào sức dân là chính, những công trình dân sinh, hệ thống giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi nội đồng... lần lượt ra đời. Diện mạo mới của huyện Thoại Sơn (An Giang) đã thật sự hình thành. Thoại Sơn trở thành điển hình cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới.Mở hướng đi đúng Thoại Sơn là huyện nằm sâu trong vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, có diện tích canh tác lớn nhất tỉnh An Giang; trong đó, có hơn 37 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp với cây lúa chiếm vị trí chủ lực. 80% số dân sống bằng nghề nông. Thoại Sơn trở thành vựa lúa ở An Giang.Sau năm 1986, Thoại Sơn bắt đầu có những chuyển biến trong việc định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng bằng việc khai thông thủy lợi, mở mang diện tích đất hoang hóa. Nhà nước hỗ trợ chính sách, một phần kinh phí, người dân bỏ công sức, nông cụ khai hoang, mở đất, đồng thời phát triển...
Người dân làm đường giao thông ở huyện Thoại Sơn (An Giang). |
Mở hướng đi đúng
Thoại Sơn là huyện nằm sâu trong vùng trũng Tứ giác Long Xuyên, có diện tích canh tác lớn nhất tỉnh An Giang; trong đó, có hơn 37 nghìn ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp với cây lúa chiếm vị trí chủ lực. 80% số dân sống bằng nghề nông. Thoại Sơn trở thành vựa lúa ở An Giang.
Sau năm 1986, Thoại Sơn bắt đầu có những chuyển biến trong việc định hướng phát triển nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng bằng việc khai thông thủy lợi, mở mang diện tích đất hoang hóa. Nhà nước hỗ trợ chính sách, một phần kinh phí, người dân bỏ công sức, nông cụ khai hoang, mở đất, đồng thời phát triển nông thôn mới. Từ vùng trũng ngập sâu, lau sậy, một diện tích canh tác lúa mới được hình thành, Thoại Sơn trở thành huyện dẫn đầu về diện tích lẫn sản lượng lúa toàn tỉnh. Tuy nhiên, thời kỳ đầu, dẫu có những bước chuyển tích cực, nhưng nhân dân Thoại Sơn vẫn chưa thể thoát khỏi tình cảnh sản xuất manh mún, sản lượng thấp, giá trị thu nhập trên diện tích sản xuất lúa thấp. Từ khi Nghị quyết 26-NQ/T.Ư của T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ra đời đã định hướng một chiến lược toàn diện cho Thoại Sơn xây dựng một nền nông nghiệp năng suất cao. Bộ mặt nông thôn thay da, đổi thịt, người dân ngày một tiếp cận với cuộc sống mới văn minh, hiện đại.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng sự tâm huyết tìm tòi, chủ động sáng tạo, Thoại Sơn đã linh hoạt vận dụng chủ trương của Đảng, Nhà nước một cách hợp lý vào đặc thù của địa phương. Từ đó, tạo bước chuyển mới trong sản xuất nông nghiệp, mà sức bật chính là việc cải tạo hệ thống thủy lợi nội đồng, tiến hành tăng vụ, tăng năng suất, sản lượng lúa hàng hóa. Trong đó, điểm đáng chú ý là việc Huyện ủy Thoại Sơn đã xây dựng các nghị quyết theo từng thời kỳ cụ thể với 14 đề án phát triển kinh tế – xã hội, đầu tư củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần người dân nông thôn. Đặc biệt, ba đề án lớn được Đảng bộ huyện Thoại Sơn xác định tạo bước thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế – xã hội địa phương và được quan tâm triển khai gồm: Xây dựng đê bao chống lũ triệt để; xây dựng cầu – đường giao thông nông thôn và Đề án xây dựng đèn đường chiếu sáng. Xác định để thực hiện hiệu quả cả ba mục tiêu, Đảng bộ huyện Thoại Sơn đi đến quyết tâm cần phải dựa vào dân, huy động sức dân cùng đóng góp, với phương châm ba đúng: Vận động đúng đối tượng – Đóng góp đúng sức mình – Quản lý và sử dụng đúng mục đích.
Khơi nguồn sức dân
Giai đoạn đầu triển khai đề án xây dựng đê bao chống lũ triệt để. Chủ trương nhanh chóng đi vào cuộc sống do xuất phát từ sự đồng thuận lớn của nhân dân. Họ sẵn sàng tạo quỹ đất sạch cho các công trình được triển khai. 107 tiểu vùng với chiều dài hơn 1.000 km đê bao vượt lũ được nạo vét. 156 cống hở, 360 cống tròn với tổng kinh phí hơn 137 tỷ đồng được xây dựng mới. Từ hệ thống đê, cống tốt, hơn 35 nghìn ha diện tích sản xuất lúa ba vụ/năm bảo đảm ăn chắc được triển khai sản xuất. Thoại Sơn trở thành huyện đầu tiên phát triển vững chắc sản xuất lúa ba vụ/năm. Cũng từ các công trình trên, tổng diện tích trồng lúa hàng hóa hằng năm tăng khoảng 100 nghìn ha với tổng sản lượng lúa khoảng 600 nghìn tấn, góp phần đáng kể vào việc bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu lúa gạo.
Trong khi đó, đề án phát triển cầu đường giao thông nông thôn chính là bước đột phá nổi bật nhất của Thoại Sơn trong định hướng chủ trương “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. 312 km đường giao thông liên xã, liên ấp được mở rộng hơn 234 tỷ đồng. 122 cầu giao thông được xây mới, chủ yếu cầu bê-tông vĩnh cửu, tổng vốn đầu tư gần 60 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn vận động nhân dân đóng góp gần 20,7 tỷ đồng. Khi hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh thì hệ thống đèn đường chiếu sáng cũng triển khai với tỷ lệ đóng góp 50-50 giữa Nhà nước và nhân dân. 130 km đường giao thông được lắp đặt hơn 2.500 bóng đèn tiết kiệm điện, tổng vốn hơn ba tỷ đồng được triển khai nhanh chóng.
Để chăm lo đời sống cho nhân dân, nhất là dân nghèo, bảo đảm an cư lạc nghiệp, Hội Mái ấm tình thương được hình thành với khoảng 150 người là những lão nông tri điền, bà con có đạo. Hội đã tự huy động người góp công, kẻ góp của xây dựng 450 căn nhà cho các hộ nghèo, với tổng kinh phí khoảng 4,5 tỷ đồng từ nguồn vận động các nhà hảo tâm đóng góp. Đặc biệt, 15 xe cứu thương chuyển người bệnh được các xã tự góp tiền đầu tư, chuyên chở miễn phí cho dân nghèo cấp cứu đã tạo nên một phong trào lớn trên địa bàn toàn tỉnh. Từ những thành quả đó, Thoại Sơn trở thành huyện tiêu biểu đầu tiên của An Giang vinh dự hai lần đón nhận danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng LLVTND thời kỳ đổi mới.
Theo Nhandan
Ý kiến ()