Ý Ðảng - lòng dân Tây Nguyên
Trong những ngày cả nước đã và đang hướng về Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, chúng tôi có dịp trở về các xã vùng sâu, vùng xa ở Tây Nguyên. Việc đi lại bây giờ đã thuận lợi hơn nhờ đường đã được rải nhựa đến tận trung tâm xã. Nhiều công trình như trung tâm cụm xã, chợ, trường học, trạm y tế được xây dựng khang trang. Hệ thống hồ đập, kênh mương, thủy lợi được kiên cố hóa.Mạng lưới điện quốc gia vươn dài đến tận các buôn, làng vùng sâu, vùng xa phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Dọc hai bên quốc lộ 14 và các tuyến tỉnh lộ bao quanh các khu dân cư là những vườn cà-phê, hồ tiêu, cao-su xanh ngát, trải dài. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đác Nông K'Bốt cho biết: Có được thay đổi to lớn này là kết quả sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Những năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức định canh, định cư,...
Mạng lưới điện quốc gia vươn dài đến tận các buôn, làng vùng sâu, vùng xa phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân. Dọc hai bên quốc lộ 14 và các tuyến tỉnh lộ bao quanh các khu dân cư là những vườn cà-phê, hồ tiêu, cao-su xanh ngát, trải dài. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đác Nông K'Bốt cho biết: Có được thay đổi to lớn này là kết quả sau gần 25 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Những năm qua, Nhà nước đã tập trung đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức định canh, định cư, khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất, xây dựng các công trình nước sạch, hỗ trợ phương tiện sản xuất, cây, con giống… nhằm nâng cao đời sống về mọi mặt cho đồng bào các dân tộc trong tỉnh.
Những năm trước đây, người dân ở các xã Quảng Sơn, Quảng Hòa và Đác R'Măng (huyện Đác Glong, tỉnh Đác Nông) mỗi lần ra huyện liên hệ công việc hay khám bệnh phải đi vòng qua thị xã Gia Nghĩa với đoạn đường dài 60 km. Trước những khó khăn của nhân dân, năm 2008 Nhà nước đã phân bổ hơn 34 tỷ đồng từ nguồn vốn định canh, định cư và Chương trình 135, huyện Đác Glong đã đầu tư mở con đường từ xã Quảng Khê đến Đác R'Măng nối sang xã Quảng Sơn, rút ngắn khoảng cách từ trung tâm huyện đến ba xã này còn khoảng 30 km. Từ khi có con đường, cả vùng đất rộng lớn, màu mỡ này thay đổi hẳn, dọc hai bên đường nhà cửa mọc lên san sát. Việc đầu tư sản xuất, sinh hoạt của nhân dân cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Ông K'Nha ở buôn R'Sông, xã Đác R'Măng bộc bạch: 'Từ khi được Nhà nước đầu tư mở con đường đến nay, bà con trong buôn, trong xã mừng lắm, vì không phải đi lòng vòng mất thời gian, tốn kém. Hơn nữa, hạt ngô, hạt thóc do mình một nắng hai sương làm ra được bán đúng với giá trị của nó, không còn chịu cảnh tư thương ép giá như trước đây. Bà con cảm ơn Đảng, Nhà nước nhiều lắm'. Phó Chủ tịch UBND huyện Đác Glong Phạm Đặng Quang cho biết: 'Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của trung ương, tỉnh và huyện huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau với số tiền hơn 220 tỷ đồng để đầu tư xây dựng và nâng cấp được 31 công trình đường giao thông, với tổng chiều dài là 81,24 km. Trong đó, được nhựa hóa là 50,96 km và cấp phối là 30,28 km. Hiện nay, các công trình giao thông tại khu vực hành chính của huyện, giao thông liên xã và nhiều con đường liên thôn, buôn, cụm dân cư khác cũng đang tiếp tục đầu tư xây dựng, góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội của huyện ngày càng phát triển…
Ngược về huyện Đác Min, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với gần 20 nghìn người, chiếm hơn 21% dân số toàn huyện, tập trung tại bảy xã. Chúng tôi theo các trục đường nhựa băng qua các buôn, làng đồng bào M'Nông yên bình với những ngôi nhà mới xây khang trang xen giữa những vườn cà-phê xanh tốt, trĩu quả. Chỉ tay ra con đường nhựa phẳng lỳ chạy trước mặt nhà, bà H'Ngớt ở buôn Đác Gằn, xã Đác Gằn không giấu được niềm vui, kể: 'Từ khi con đường liên thôn này được rải nhựa, đời sống của bà con trong buôn, trong xã thay đổi hẳn. Bà con không còn mò mẫm gánh, vác nông sản từ nương rẫy về nhà như trước đây mà chở bằng xe cày, các cháu nhỏ đến trường cũng yên tâm, nhà cửa sạch sẽ, khang trang hơn trước rất nhiều'.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đác Nông Nguyễn Văn Thử cho biết: Được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đác Nông đã có nhiều đổi mới. Thu nhập bình quân đầu người, năm 2010 đạt 15 triệu đồng/người/năm. Quy mô nền kinh tế tăng hơn hai lần so với trước đổi mới, số hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 13,28%. Đến nay 98% số thôn, buôn có điện lưới quốc gia và 90% số hộ được sử dụng điện… Trong giai đoạn 2010-2015, tỉnh Đác Nông phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt hơn 15%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, thu nhập bình quân đầu người đạt 27 triệu đồng/năm. Phấn đấu đến năm 2015 thoát ra khỏi tỉnh nghèo và đến năm 2020 đưa kinh tế Đác Nông đạt mức bình quân chung của cả nước, tạo tiền đề cơ bản để phát triển toàn diện và bền vững theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về thăm lại xã Kon Pne (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lần này chúng tôi ngỡ ngàng trước những đổi thay nhanh chóng nơi đây. Dọc hai bên đường từ trung tâm xã đã thấy mầu xanh của cây ngô, cây lúa; chạy dọc theo nó là đường dây điện được kéo về thắp sáng ba thôn Kon Ktouh, Kon Kring, Kon Hlong. Gặp Bí thư Đảng ủy xã Chu Văn Định, anh phấn khởi cho biết: Con đường đã thật sự mang lại cho bà con Ba Na nơi đây nhiều niềm vui. Nhờ có con đường, hai công trình thủy lợi Đác Trúc, Đác Tờ Các phát huy được hiệu quả, giúp xã mở rộng diện tích lúa nước lên gần 76 ha bằng các giống mới cho năng suất cao. Trong vụ đông – xuân vừa qua, lần đầu tiên được sự hỗ trợ của tỉnh, xã đã đưa vào trồng thử nghiệm gần 100 ha ngô lai cho năng suất từ 4 đến 5 tấn/ ha, đã mở ra một hướng mới cho bà con xóa đói, giảm nghèo và cải thiện cuộc sống… Đến nay, 100% số hộ dân ở xã Kon Pne có ruộng lúa nước và mỗi hộ có gần một ha đất rẫy để trồng bắp, đậu, mì… Đời sống của bà con không chỉ được nâng cao về vật chất mà cả tinh thần, các tập tục lạc hậu đã dần được xóa bỏ, trẻ em đều được đến trường, công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được chú trọng. Nói về sự thay đổi của Kon Pne, ông Chu Văn Định – Bí thư Đảng ủy xã cho biết: 'Sau 5 năm được Nhà nước đầu tư điện – đường – trường – trạm vào xã, tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội của Kon Pne từng bước khởi sắc. Chúng tôi đã tận dụng lợi thế từ các nguồn vốn đầu tư để tập trung sản xuất nông nghiệp, nhất là cây lúa nước, chăn nuôi… tạo thành mô hình kinh tế bền vững. Chắc chắn trong tương lai không xa, cuộc sống của người dân Kon Pne sẽ có nhiều thay đổi…'.
Theo Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên Mai Văn Năm: Từ năm 2001, Tây Nguyên được sự đầu tư của Đảng, Nhà nước nên đã có những chuyển biến quan trọng, liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao. GDP năm 2010 tăng 2,8 lần so với năm 2001, đạt mức tăng bình quân 11,9%. Thu nhập bình quân đầu người mỗi năm ở vùng Tây Nguyên từ 2,9 triệu đồng nay lên 15,5 triệu đồng. Đáng kể là từ chỗ mất cân đối, tốc độ tăng trưởng thấp, cơ cấu lạc hậu nay đã chuyển biến mạnh mẽ và phát triển theo hướng đa dạng với quy mô, chất lượng, hiệu quả ngày càng tăng… nhiều vấn đề bức xúc của xã hội đã tập trung giải quyết có kết quả.
Trở lại những vùng quê ở Tây Nguyên lần này, chứng kiến bao đổi thay mà lòng mọi người ấm áp thêm. Miền quê được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư và kết quả đã dần như mong muốn.
Theo Nhandan
Ý kiến ()