Xy-ri khẳng định bảo đảm an toàn các kho vũ khí hóa học
Theo Tân Hoa xã, ngày 24-7, Phó Tổng Thư ký phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ H.La-xút đã có mặt tại Xy-ri để giám sát tình hình tại quốc gia Trung Đông này sau khi LHQ gia hạn sứ mệnh của phái đoàn quan sát viên thêm 30 ngày.Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn lần đầu đề cập việc phe đối lập Xy-ri sẽ giành thắng lợi trong cuộc "nội chiến" ở Xy-ri. Bà Clin-tơn cho rằng, đã đến lúc xem xét các vấn đề thời hậu Át-xát. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L.Pha-bi-uýt bác bỏ đề xuất của Liên đoàn A-rập về việc mở một "lối thoát an toàn" để Tổng thống Át-xát rời Xy-ri; đồng thời cho rằng "chính quyền Át-xát sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian".* Theo Roi-tơ ngày 25-7, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mát-xcơ-va đã nhận được sự bảo đảm từ Đa-mát rằng, các kho vũ khí hóa học của Xy-ri hoàn toàn được bảo vệ an toàn. Nga hy vọng chính quyền Xy-ri sẽ nghiêm túc tuân thủ cam kết đối với lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học.*...
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ H.Clin-tơn lần đầu đề cập việc phe đối lập Xy-ri sẽ giành thắng lợi trong cuộc “nội chiến” ở Xy-ri. Bà Clin-tơn cho rằng, đã đến lúc xem xét các vấn đề thời hậu Át-xát. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp L.Pha-bi-uýt bác bỏ đề xuất của Liên đoàn A-rập về việc mở một “lối thoát an toàn” để Tổng thống Át-xát rời Xy-ri; đồng thời cho rằng “chính quyền Át-xát sụp đổ chỉ là vấn đề thời gian”.
* Theo Roi-tơ ngày 25-7, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Mát-xcơ-va đã nhận được sự bảo đảm từ Đa-mát rằng, các kho vũ khí hóa học của Xy-ri hoàn toàn được bảo vệ an toàn. Nga hy vọng chính quyền Xy-ri sẽ nghiêm túc tuân thủ cam kết đối với lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học.
* Chính quyền Xy-ri đã bổ nhiệm Tướng A.Mam-lắc làm người đứng đầu Cơ quan An ninh quốc gia. Đây được coi là nỗ lực cải tổ hoạt động của cơ quan an ninh nước này sau vụ đánh bom khiến bốn quan chức an ninh hàng đầu của Xy-ri chết tuần trước. Chính quyền của Tổng thống Át-xát cũng có những điều chuyển nhân sự cấp cao tại Cơ quan An ninh chính trị, Cơ quan Tình báo Xy-ri và Cơ quan Tình báo quân sự.
* Các nhà ngoại giao cấp cao của châu Âu và I-ran ngày 24-7 đã nhóm họp tại I-xtan-bun (Thổ Nhĩ Kỳ) với nỗ lực tìm kiếm lập trường chung giữa nhóm P5 1 (gồm năm nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an LHQ cùng với Đức) và I-ran trong các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Tê-hê-ran. Cùng ngày, Bộ Ngoại giao I-ran kêu gọi P5 1 thừa nhận quyền về hạt nhân của nước này.
* Liên hiệp châu Âu (EU), ngày 24-7, đã bác kiến nghị của I-xra-en đưa phong trào vũ trang Héc-bô-la ở Li-băng vào danh sách các tổ chức khủng bố quốc tế. Síp, nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên EU cho rằng, Héc-bô-la “vừa là chính đảng, mạng lưới dịch vụ xã hội, vừa là cánh vũ trang”. Vì vậy, xét đến vai trò tích cực của tổ chức này trong hoạt động chính trị, EU đã không nhất trí liệt Héc-bô-la vào danh sách các tổ chức khủng bố.
Theo Nhandan
Ý kiến ()