Bộ phim "Phiên tòa xét xử Mô-ha-mét", do một người Mỹ sản xuất, mô tả Hồi giáo như một "căn bệnh ung thư", đang làm dấy lên các vụ bạo lực và làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo trên khắp thế giới.Sau vụ tiến công đẫm máu vào Lãnh sự quán Mỹ tại TP Ben-ga-di, Li-bi, hôm 11-9, làn sóng bài Mỹ và các vụ bạo lực tiếp tục lan rộng. Từ Ai Cập, Xu-đăng, tới Áp-ga-ni-xtan, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a..., máu đã đổ thêm ở nhiều nơi, khi hàng nghìn người biểu tình xuống đường với các biểu ngữ ngùn ngụt căm phẫn: "Người Mỹ phải đền tội", "Tiêu diệt kẻ thù của đạo Hồi"... Nên nhớ rằng, đây không phải lần đầu thế giới Hồi giáo sôi sục hận thù. Vụ báo chí Đan Mạch in tranh biếm họa Nhà tiên tri Mô-ha-mét, hay vụ binh sĩ Mỹ đốt kinh Cô-ran trước đây, cũng đã dẫn tới những cuộc biểu tình bạo động kéo dài. Thực trạng nêu trên chính là một phần biểu hiện của "Sự xung đột giữa các nền văn minh", mà khoảng mười năm trước, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Mỹ X.Hăn-tinh-tơn...
Bộ phim “Phiên tòa xét xử Mô-ha-mét”, do một người Mỹ sản xuất, mô tả Hồi giáo như một “căn bệnh ung thư”, đang làm dấy lên các vụ bạo lực và làn sóng chống Mỹ của người Hồi giáo trên khắp thế giới.
Sau vụ tiến công đẫm máu vào Lãnh sự quán Mỹ tại TP Ben-ga-di, Li-bi, hôm 11-9, làn sóng bài Mỹ và các vụ bạo lực tiếp tục lan rộng. Từ Ai Cập, Xu-đăng, tới Áp-ga-ni-xtan, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a…, máu đã đổ thêm ở nhiều nơi, khi hàng nghìn người biểu tình xuống đường với các biểu ngữ ngùn ngụt căm phẫn: “Người Mỹ phải đền tội”, “Tiêu diệt kẻ thù của đạo Hồi”… Nên nhớ rằng, đây không phải lần đầu thế giới Hồi giáo sôi sục hận thù. Vụ báo chí Đan Mạch in tranh biếm họa Nhà tiên tri Mô-ha-mét, hay vụ binh sĩ Mỹ đốt kinh Cô-ran trước đây, cũng đã dẫn tới những cuộc biểu tình bạo động kéo dài. Thực trạng nêu trên chính là một phần biểu hiện của “Sự xung đột giữa các nền văn minh”, mà khoảng mười năm trước, nhà nghiên cứu nổi tiếng của Mỹ X.Hăn-tinh-tơn đã đề cập trong cuốn sách cùng tên. Theo đó, nhận thức chưa đầy đủ của phương Tây về đạo Hồi; sự thiếu hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc… là nguồn gốc gây ra xung đột.
Không chỉ có thế, tại Diễn đàn Văn hóa hòa bình của LHQ hôm 14-9, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun còn nhấn mạnh một thực tế đáng buồn là: số tiền thế giới chi cho mua sắm vũ khí phục vụ chiến tranh hằng năm gấp đôi số tiền chi cho các hoạt động thúc đẩy, vãn hồi hòa bình, bảo vệ và phát triển con người. Xem ra, đây là một nguyên nhân lớn khiến những “xung đột văn hóa” trên thế giới hôm nay vẫn gay gắt, khốc liệt và đẫm máu.
Theo Nhandan
Ý kiến ()