LSO-Từ một công ty đứng bên bờ vực phá sản, sau cổ phần hoá Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Lạng Sơn đã vươn lên, khẳng định vị thế của mình. Hướng đi của Công ty là lấy xuất nhập khẩu làm đòn bẩy, tạo thế đứng để hỗ trợ nông dân. Trong năm 2010, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp duy nhất trong toàn tỉnh được nhận cúp vàng vì nhà nông.Công nhân Công ty cổ phần VTNN vận chuyển phân bón xuống đại lý phục vụ nông dânThật khó có thể tin một doanh nghiệp có quy mô và cơ ngơi khang trang so với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, có 11 chi nhánh, 116 đại lý rải khắp trên địa bàn mà số vốn điều lệ chỉ có 5,3 tỷ đồng. Trong khi đó có tháng Công ty làm thương mại tới hàng trăm tỷ đồng. Số vốn nhỏ nên chỉ còn cách đi vay với tổng lãi suất 14% năm, chính vì vậy toàn bộ Ban giám đốc lúc nào cũng như ngồi trên “ghế nóng” để giải quyết bài toán vay- trả. Trong khó khăn ấy, Công ty vẫn trụ vững...
LSO-Từ một công ty đứng bên bờ vực phá sản, sau cổ phần hoá Công ty Cổ phần Vật tư nông nghiệp Lạng Sơn đã vươn lên, khẳng định vị thế của mình. Hướng đi của Công ty là lấy xuất nhập khẩu làm đòn bẩy, tạo thế đứng để hỗ trợ nông dân. Trong năm 2010, Công ty đã trở thành một doanh nghiệp duy nhất trong toàn tỉnh được nhận cúp vàng vì nhà nông.
|
Công nhân Công ty cổ phần VTNN vận chuyển phân bón xuống đại lý phục vụ nông dân |
Thật khó có thể tin một doanh nghiệp có quy mô và cơ ngơi khang trang so với nhiều doanh nghiệp trong tỉnh, có 11 chi nhánh, 116 đại lý rải khắp trên địa bàn mà số vốn điều lệ chỉ có 5,3 tỷ đồng. Trong khi đó có tháng Công ty làm thương mại tới hàng trăm tỷ đồng. Số vốn nhỏ nên chỉ còn cách đi vay với tổng lãi suất 14% năm, chính vì vậy toàn bộ Ban giám đốc lúc nào cũng như ngồi trên “ghế nóng” để giải quyết bài toán vay- trả. Trong khó khăn ấy, Công ty vẫn trụ vững và phát triển nhờ có chiến lược xuất nhập khẩu hợp lý và chính điều đó đã mang lại nguồn thu để phục vụ nhân dân. Xác định ổn định thị trường phân bón là biện pháp an dân, đóng góp vào mục tiêu phát triển nông nghiệp, Công ty đã mạnh dạn vay vốn đầu tư vào những thời điểm giá phân bón hạ nhất, nhập khẩu các loại phân bón đặc chủng. Thời điểm thị trường biến động tăng cao nhất thì Công ty vẫn giữ được giá hạ nhất so với giá thành phân bón trong khu vực, đảm bảo chất và lượng hàng cung ứng xuống các đại lý. Năm 2010, Công ty đã đề ra kế hoạch cung ứng 40.500 tấn phân bón, trong đó khối lượng phục vụ 30.500 ngàn tấn, 10 ngàn tấn đưa vào sản xuất kinh doanh, bán ra tỉnh ngoài. Do điều kiện nông dân miền núi còn khó khăn, Công ty thường phải bán trả chậm, số tiền trả chậm tính vào lãi nên lượng bán ra thường bị lỗ. Nhưng Công ty vẫn đảm bảo cung ứng kịp thời, bán trả chậm cho nông dân có thời điểm lên tới 3 ngàn tấn. Để lấy ngắn nuôi dài, Công ty tập trung vào kinh doanh xuất nhập khẩu, có lô hàng nhập tới trên 5 ngàn tấn phân bón. Từ đầu năm đến nay, xuất nhập khẩu gần 7 ngàn tấn, tạo doanh thu lấy số lãi phục vụ lại nông dân. Cách hạ giá thành của Công ty là dùng phương tiện vận chuyển lớn để bớt chi phí vận tải, hợp đồng mua bán vào thời điểm giá hạ, đặt tiền trước với nhà sản xuất để nông dân được hưởng lợi. Với cách làm ấy, trong lúc thị trường phân bón bên ngoài khan hiếm, giá cả biến động thì nông dân Lạng Sơn vẫn được hưởng mức giá bình ổn. Để hạ giá thành phục vụ, Công ty lại xoay sang cách dùng xe vận tải lớn chở cả phân trả chậm lẫn với kinh doanh, cách này được cán bộ công ty coi là “cõng hộ nhà nông”. Cách làm ấy đã giải quyết được phần trợ cước thêm vào với tỉnh để mang hàng về những vùng xa xôi nhất. Ngoài việc hỗ trợ nông dân qua bán trả chậm, Công ty còn khuyến kích các đại lý hạ giá, cùng nhà nông vượt khó. Các chi nhánh bán đạt cao như: Tràng Định, Chi Lăng, Văn Quan, Văn Lãng, Đình Lập, Công ty đều có chính sách khuyến khích trực tiếp, đồng thời cũng hạn chế mức chiết khấu để tính vào phần hạ giá thành cho nông dân. Theo ông Nguyễn Thanh Vân, Giám đốc Công ty, xác định ổn định sản xuất nông nghiệp là yếu tố quan trọng nhất, giữ ổn định cho nông dân, Công ty luôn chú trọng thị trường, theo dõi, nắm bắt biến động diện tích canh tác, từ đó làm kế hoạch sát, chủ động xuất nhập khẩu nên đã mang lợi ích thiết thực. Gắn với nhà nông, bằng hình thức bán trả chậm ở 9 huyện làm cho người nông dân không phải lo phân bón lúc giáp hạt, cùng nông dân tháo gỡ khó khăn góp làm nên những mùa bội thu.
Vì nhà nông bằng những việc làm thiết thực, Công ty đã chiếm lĩnh thị trường, đảm bảo bình ổn giá cả, đáp ứng nhu cầu của người dân trong sản xuất nông nghiệp. Danh hiệu “Vì sự nghiệp phát triển nông dân, nông thôn” hôm nay là phần thưởng không chỉ giá trị bằng vật chất, mà còn khẳng định thương hiệu của Công ty trong suốt giai đoạn sau cổ phần hoá, vươn lên trụ vững trong hội nhập.
Nguyễn Đông Bắc
Ý kiến ()