Các mức mục tiêu đối với kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đã dễ dàng được vượt qua, nhưng nhập siêu cũng đứng trước khả năng vượt 12 tỷ USD trong năm nay.Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 đã đạt 64,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ và bằng 105,8% kế hoạch năm; nhập khẩu cùng thời kỳ đạt trên 75,5 tỷ USD, tăng 20,7% và bằng 102% kế hoạch. Nhập siêu đến cuối tháng 11 cũng đã xấp xỉ 11 tỷ USD, tương đương 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.Ấn tượng tháng 11Đóng góp vào kết quả kể trên, xu thế đi lên của kim ngạch xuất, nhập khẩu đã được thiết lập chắc chắn hơn trong khoảng 3 tháng gần đây. Từ tháng 9, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và chốt lại vào tháng 11 ở mức 6,64 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng 10.Xuất khẩu gạo đã đạt 127,6% kế hoạch năm nay.Nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng, xuất khẩu tháng 11 còn cao hơn tháng 8 (nhóm đá quý, kim loại...
Các mức mục tiêu đối với kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2010 đã dễ dàng được vượt qua, nhưng nhập siêu cũng đứng trước khả năng vượt 12 tỷ USD trong năm nay.
Số liệu từ Tổng cục Hải quan vừa công bố cho thấy, kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 đã đạt 64,5 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ và bằng 105,8% kế hoạch năm; nhập khẩu cùng thời kỳ đạt trên 75,5 tỷ USD, tăng 20,7% và bằng 102% kế hoạch. Nhập siêu đến cuối tháng 11 cũng đã xấp xỉ 11 tỷ USD, tương đương 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cùng thời kỳ.
Ấn tượng tháng 11
Đóng góp vào kết quả kể trên, xu thế đi lên của kim ngạch xuất, nhập khẩu đã được thiết lập chắc chắn hơn trong khoảng 3 tháng gần đây. Từ tháng 9, kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và chốt lại vào tháng 11 ở mức 6,64 tỷ USD, tăng 6,7% so với tháng 10.
|
Xuất khẩu gạo đã đạt 127,6% kế hoạch năm nay. |
Nếu không tính kim ngạch xuất khẩu vàng, xuất khẩu tháng 11 còn cao hơn tháng 8 (nhóm đá quý, kim loại quý và sản phẩm xuất trên 773 triệu USD) và trở thành tháng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay.
Theo thống kê của Hải quan, xuất khẩu nhóm khoáng sản, nguyên liệu đầu vào sản xuất và một số nông sản tăng mạnh trong tháng 11, đáng chú ý là xuất khẩu than đá, dầu thô, quặng và khoáng sản, chất dẻo nguyên liệu, sắn và sản phẩm, cao su…
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cũng có 3 tháng tăng liên tiếp, vào tháng 11 đạt mức 7,94 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. So với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu tháng 11 cũng tăng tới 8,7%.
Các mặt hàng tăng mạnh về kim ngạch bao gồm đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 155,5%, đạt kim ngạch 244,4 tỷ USD sau chủ trương cho phép nhập khẩu vàng. Tiếp đến là phân bón các loại, thuốc trừ sâu và nguyên liệu, nguyên phụ liệu thuốc lá, khí đốt hóa lỏng…
Với nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu, chuỗi tăng nhập siêu đã kéo dài suốt 4 tháng nay, trong đó 2 tháng gần đây, nhập siêu đều vượt 1 tỷ USD/tháng và nhập siêu tháng 11 cũng đã xấp xỉ mức kỷ lục nhập siêu của tháng 2/2010 (khoảng 1,3 tỷ USD so với 1,33 tỷ USD).
Nhiều mặt hàng tăng giá
Về cơ bản, tất cả các mặt hàng có tính được về lượng đều cho thấy mức giá bình quân đã cao hơn so với cùng kỳ. 13/35 mặt hàng xuất khẩu đã tăng giá, bao gồm cả cà phê do gần đây giá bán đã tăng hơn. Phía nhập khẩu, 14/43 mặt hàng cùng xu hướng này.
Duy nhất chỉ có dầu thô, sắn và sản phẩm là 2 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu 11 tháng năm 2010 giảm so với cùng kỳ. Trong khi đó xuất khẩu gạo và đá quý, kim loại quý và sản phẩm đều đã cán đích mục tiêu kim ngạch năm nay, lần lượt đạt 127,6% và 404,3% kế hoạch.
Trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, dệt may đã vượt 10 tỷ USD kim ngạch, gạo đạt xấp xỉ 3 tỷ USD; thủy sản đạt kim ngạch gần 4,5 tỷ USD; gỗ và sản phẩm vượt 3 tỷ USD… Nhóm còn lại, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh gồm có sắt thép, hóa chất, cao su, phương tiện vận tải, hạt điều… Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô giảm mạnh gần 23%…
Còn với nhập khẩu, trong tổng số 43 mặt hàng vẫn có 6 mặt hàng giảm kim ngạch so với cùng kỳ 2009, đáng chú ý là cli nke giảm tới 33%. Tiếp đến là ô tô nguyên chiếc các loại, phân bón, xe máy nguyên chiếc mỗi loại giảm từ 10% đến trên 20%…
Với các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn, nhóm máy móc, thiết bị và nguyên liệu đầu vào sản xuất tăng khá mạnh. Đáng chú ý là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; vải; chất dẻo nguyên liệu; nguyên phụ liệu dệt may; xơ, sợi dệt… tăng rất mạnh, nhưng xăng dầu, phân bón giảm so với cùng kỳ.
Theo QDND
Ý kiến ()