Xuất khẩu thủy sản 2 quý cuối năm sẽ tăng trưởng chậm
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do nhu cầu giảm từ châu Âu, Nhật tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa và những khó khăn về vốn sẽ khiến cho việc xuất khẩu thủy sản giảm trong nửa cuối năm nay.Theo VASEP, mặc dù nhiều mặt hàng nông sản chính của Việt Nam liên tục sụt giảm về kim ngạch nhưng thủy sản vẫn đạt được 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2012, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này là thấp nhất trong 3 năm qua.Thiếu vốn và nguyên liệu cùng với các chi phí đầu vào tăng cao trong khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là những trở ngại mà doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt.Ảnh minh họa. (Nguồn: laodong.com.vn)Từ tháng 4, tình hình xuất khẩu của hai mặt hàng chính là tôm và cá tra đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, xuất khẩu tôm giảm 6,5% đạt 163,2 triệu USD, xuất khẩu cá tra cũng chỉ đạt 143,6 triệu USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.Hiện nay, nhu cầu tại các nước nhập...
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), do nhu cầu giảm từ châu Âu, Nhật tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa và những khó khăn về vốn sẽ khiến cho việc xuất khẩu thủy sản giảm trong nửa cuối năm nay.
Theo VASEP, mặc dù nhiều mặt hàng nông sản chính của Việt Nam liên tục sụt giảm về kim ngạch nhưng thủy sản vẫn đạt được 1,8 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2012, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, mức tăng này là thấp nhất trong 3 năm qua.
Thiếu vốn và nguyên liệu cùng với các chi phí đầu vào tăng cao trong khi thị trường xuất khẩu bị thu hẹp là những trở ngại mà doanh nghiệp thủy sản đang phải đối mặt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: laodong.com.vn) |
Từ tháng 4, tình hình xuất khẩu của hai mặt hàng chính là tôm và cá tra đã bắt đầu có dấu hiệu sụt giảm, xuất khẩu tôm giảm 6,5% đạt 163,2 triệu USD, xuất khẩu cá tra cũng chỉ đạt 143,6 triệu USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hiện nay, nhu cầu tại các nước nhập khẩu thấp khiến cho tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản gặp không ít khó khăn. Thị trường nhập khẩu chính là châu Âu bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính kéo dài khiến cho việc xuất khẩu 4 tháng đầu năm giảm gần 12%, trong đó tôm giảm gần 30% và cá tra giảm gần 14%. Trong khi đó, thị trường Mỹ mặc dù được đánh giá là tăng trưởng tốt song nếu so với năm 2011, mức tăng trưởng cũng giảm chỉ còn khoảng 1/3 cho dù tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này vẫn giữ ổn định khoảng 20%.
Thị trường châu Âu giảm mạnh đã khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước phải chuyển hướng sang thị trường châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản tăng 32%, cao hơn so với mức tăng 3% của cùng kỳ năm ngoái và tỷ trọng cũng tăng từ 14% trong 4 tháng đầu năm 2011 lên gần 18% trong 4 tháng đầu năm nay.
Tuy nhiên, việc Nhật Bản gia tăng các rào cản kỹ thuật từ ngày 18/5/2012 có thể khiến cho việc xuất khẩu tôm của Việt Nam bị ảnh hưởng nếu như cơ quan quản lý của Việt Nam không có những động thái tích cực với Nhật Bản nhằm điều chỉnh mức giới hạn cho phép của ethoxyquin trong sản phẩm tôm.
Cũng theo VASEP, con số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong 4 tháng đầu năm nay đã giảm 33% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, con số này không phản ánh sự suy sụp của ngành thuỷ sản xuất khẩu vì số doanh nghiệp không còn tham gia xuất khẩu trong giai đoạn này phần lớn là những doanh nghiệp thương mại có doanh số xuất khẩu rất thấp nên chỉ làm giảm khoảng 5% giá trị xuất khẩu so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhiều chuyên gia dự báo từ nay đến cuối năm, xuất khẩu thủy sản sẽ tiếp tục giữ được mức tăng trưởng 2 con số và cho rằng xuất khẩu thủy sản sẽ phục hồi và phát triển nhanh trong năm sau do sự nỗ lực vượt khó của doanh nghiệp để phát huy hiệu quả của những biện pháp như: giảm tối đa chi phí để hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, duy trì và ổn định khách hàng, đảm bảo đời sống và việc làm cho người lao động.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()