Xuất khẩu gạo năm 2013: Còn nhiều thách thức
Ảnh minh họa. (nguồn: P.H) – Mặc dù xuất khẩu gạo năm 2012 đã vượt năm 2011 về khối lượng, nhưng kim ngạch tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính của điều này là do giá gạo xuất khẩu năm 2012 đã giảm mạnh. Giải pháp nào để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2013 đang là bài toán trong bối cảnh còn nhiều cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng gạo hiện nay.Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, năm 2012, mặt hàng gạo có sự tăng trưởng xuất khẩu tuy tăng mạnh về lượng nhưng giá trị lại tăng không đáng kể. Lượng gạo xuất khẩu năm 2012 đạt 8,1 triệu tấn với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Đáng chú ý, giá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm đạt 457 USD/tấn, giảm 10,4%. Cũng theo VFA, một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần nâng cao khối lượng gạo xuất khẩu đó là tình hình đăng ký hợp đồng xuất...
– Mặc dù xuất khẩu gạo năm 2012 đã vượt năm 2011 về khối lượng, nhưng kim ngạch tăng không đáng kể. Nguyên nhân chính của điều này là do giá gạo xuất khẩu năm 2012 đã giảm mạnh. Giải pháp nào để nâng cao giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2013 đang là bài toán trong bối cảnh còn nhiều cạnh tranh gay gắt đối với mặt hàng gạo hiện nay.
Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, n ăm 2012, mặt hàng gạo có sự tăng trưởng xuất khẩu tuy tăng mạnh về lượng nhưng giá trị lại tăng không đáng kể. Lượng gạo xuất khẩu năm 2012 đạt 8,1 triệu tấn với giá trị 3,7 tỷ USD, tăng 13,9% về lượng và 2,1% về giá trị so cùng kỳ năm 2011. Đáng chú ý, g iá gạo tiếp tục có xu hướng giảm so với đầu năm. Giá gạo xuất khẩu bình quân 11 tháng đầu năm đạt 457 USD/tấn, giảm 10,4%.
Cũng theo VFA, một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần nâng cao khối lượng gạo xuất khẩu đó là tình hình đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo đang diễn ra khá tốt, nhờ đó đã kéo lượng gạo xuất khẩu tăng, hơn nữa giá gạo tại đồng bằng sông Cửu Long đang thấp hơn giá gạo của Thái Lan, do đó, các tiểu thương vùng biên giới đã đẩy mạnh thu mua gạo trắng và tấm để xuất khẩu.
Tuy nhiên, trong năm 2012, hợp đồng tập trung chỉ chiếm 21% còn lại 79% là các hợp đồng thương mại. Chính bởi thiếu hợp đồng tập trung lớn giá cao mà chủ yếu xuất khẩu bằng các hợp đồng gạo thương mại giá thấp nên dễ có rủi ro và vì thế, lợi nhuận, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cũng bị giảm sút.
Thực tế, Việt Nam hiện đang có vị trí cao trong các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới, nhưng với giá gạo xuất khẩu như hiện nay, theo các chuyên gia có quá nhiều loại phí chưa được tính vào giá gạo xuất khẩu. Nếu tính toán cụ thể những chi phí bỏ ra và lợi nhuận thu về thì người nông dân nước ta đang phải bảo hộ vô điều kiện cho các nước nhập khẩu lương thực. Do đó, giá gạo xuất khẩu cần phải được tính toán kỹ hơn.
Giá gạo không ở mức cao như mong muốn, trong khi đó, theo dự báo của VFA, thu hoạch rộ lúa đông xuân sẽ diễn ra ngay trong quý 1/2013 khiến sản lượng gạo hàng hóa tăng nhanh, dẫn đến cạnh tranh gay gắt về giá và sản lượng. Đặc biệt, đầu năm 2013, Thái Lan và Ấn Độ dự báo sẽ tung kế hoạch xuất khẩu gạo ồ ạt với giá thành thấp… Vì vậy, những yếu tố đó sẽ tiếp tục là những thách thức lớn đối với xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013.
Thêm vào đó, VFA cũng cho biết, đến thời điểm này, vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu gạo số lượng lớn nào được chuyển qua năm 2013, khả năng có thể thu hút được những hợp đồng lớn rất khó khăn vì chịu sự cạnh tranh gay gắt của gạo Ấn Độ và Myanmar…
Trước áp lực cạnh tranh về giá xuất khẩu gạo trong năm 2013, VFA đã đề nghị Chính phủ sớm ban hành giá thành sản xuất lúa vụ đông xuân 2012 – 2013, từ đó nhằm làm cơ sở cho giá gạo đảm bảo thu mua với giá có lãi cho người nông dân.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng sẽ mở ra những có hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc trong năm 2013 đó là nguồn cung cấp tại một số thị trường xuất khẩu của Việt Nam như: Trung Quốc, Philippine, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ và Bangladesh bị hạn chế bởi ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết. Do đó, sẽ là cơ hội tốt cho xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tuy nhiên, để giảm bớt khó khăn cho ngành gạo trong năm 2013, VFA cho rằng một trong những giải pháp quan trọng đó là cần tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là những thị trường có nhu cầu gạo lớn như: châu Phi, Trung Quốc, Nam Phi, Bỉ, Angiêri…
Ngoài ra, VFA cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần định hướng sản xuất lúa chất lượng cao, lúa thơm, hạn chế lúa cấp thấp mà chúng ta đang bị cạnh tranh gay gắt. Về phía Bộ Công Thương xem xét các chương trình xúc tiến thương mại cấp quốc gia để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm kiếm được đối tác. Đặc biệt, cần tạo cơ chế tín dụng thông thoáng và giảm lãi suất để giúp doanh nghiệp xuất khẩu gạo có thể vay vốn phục vụ xuất khẩu…
Để gạo Việt Nam có thể tiếp tục có kim ngạch xuất khẩu lớn, giá trị cao, chiếm lĩnh ở vị trí hàng đầu trong số các nước xuất khẩu gạo trên thế giới, các chuyên gia cho rằng một trong những giải pháp quan trọng, đó là cần nâng cao chất lượng hạt gạo Việt Nam, bởi thực tế hiện nay, gạo cấp thấp của Việt Nam vẫn chiếm khá nhiều nên khi xuất khẩu thường bị ép giá. Do vậy, đã đến lúc cần chuyển hướng sang thị trường gạo cao cấp để phục vụ nhu cầu của thị trường quốc tế và đảm bảo giá trị hạt gạo. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()