Xuất khẩu gạo đạt hơn 7,3 triệu tấn
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kết quả giao hàng xuất khẩu gạo từ ngày 1 đến 13-12 đạt 235.163 tấn, trị giá FOB 107,652 triệu USD, trị giá CIF 113,417 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu từ ngày 1-1 đến 13-12 đạt 7,335 triệu tấn, trị giá FOB 3,271 tỷ USD, trị giá CIF 3,362 tỷ USD.Cũng theo VFA, giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.150 - 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350 - 5.500 đồng/kg.Tọa đàm trực tuyến về minh bạch hóa xăng dầu theo cơ chế thị trườngNgày 20-12, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến về minh bạch hóa giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường. Đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của người dân về việc tiến hành rà soát, đánh giá lại Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ; về nguyên nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa theo cơ chế thị trường; về quyền định giá bán xăng, dầu như quy định của...
Cũng theo VFA, giá lúa khô tại kho khu vực đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động từ 5.150 – 5.300 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.350 – 5.500 đồng/kg.
Tọa đàm trực tuyến về minh bạch hóa xăng dầu theo cơ chế thị trường
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đã tổ chức tọa đàm trực tuyến về minh bạch hóa giá xăng, dầu theo cơ chế thị trường. Đại diện Bộ Tài chính, Bộ Công thương và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam đã trả lời nhiều câu hỏi của người dân về việc tiến hành rà soát, đánh giá lại Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ; về nguyên nhân hoạt động kinh doanh xăng dầu vẫn chưa theo cơ chế thị trường; về quyền định giá bán xăng, dầu như quy định của doanh nghiệp; về vị thế của Petrolimex trong kinh doanh xăng dầu, về cơ chế quản lý giá xăng, dầu.
Bên cạnh đó, các vấn đề về cách tính thuế, cách tính chu kỳ định giá cơ sở, các vấn đề về lưu thông mặt hàng xăng, dầu; về sự ưu tiên lợi ích của người dân, doanh nghiệp và Nhà nước… đều là những vấn đề nóng trong buổi tọa đàm.
Hợp tác phát triển ngành cao-su
Ngày 20-12, tại tỉnh Bình Dương, Tập đoàn công nghiệp Cao-su Việt Nam và tỉnh Bình Dương ký quy chế phối hợp và thỏa thuận hợp tác toàn diện. Tham dự có lãnh đạo Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn.
Hiện nay, Tập đoàn công nghiệp Cao-su Việt Nam có hơn 40 nghìn ha cao-su, bảy nhà máy chế biến cao-su, các công trình hạ tầng với giá trị hơn mười nghìn tỷ đồng, đầu tư giao thông hơn 800 tỷ đồng. Ba nhà máy chế biến gỗ, công suất 30 nghìn m3/năm; một nhà máy sản xuất găng tay công suất hơn ba tỷ sản phẩm/năm với giá trị hơn 500 tỷ đồng. Ngoài ra, Tập đoàn đầu tư vào ba khu công nghiệp với vốn đầu tư gần hai nghìn tỷ đồng. Tập đoàn tạo việc làm cho gần 20 nghìn lao động, tạo tổng doanh thu hơn tám nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 500 tỷ đồng. Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Mai Thế Trung và Bí thư Đảng ủy, phụ trách Hội đồng Thành viên Tập đoàn Trần Ngọc Thuận đã ký quy chế phối hợp công tác; Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Lê Thành Cung và Tổng Giám đốc Tập đoàn Trần Ngọc Thuận đã ký thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa tỉnh và Tập đoàn, mở ra bước phát triển mới, toàn diện giữa hai bên trong giai đoạn hiện nay.
TL
Thêm một thương hiệu cao cấp của May Việt Tiến tại Hà Nội
Ngày 20-12, tại Trung tâm thương mại Melinh Plaza (Hà Đông, Hà Nội), Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến (Tập đoàn dệt may Việt Nam) khai trương cửa hàng chăn – ga – gối – nệm cao cấp Camellia. Đây là cửa hàng đầu tiên mang thương hiệu này tại Hà Nội.
Sản phẩm mang thương hiệu Camellia được thiết kế sang trọng và cao cấp, kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại. Việc đưa những sản phẩm mang thương hiệu này ra thị trường phía bắc nằm trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước, góp phần hưởng ứng thiết thực Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Hợp long cầu vượt bằng thép đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh
Tối 19-12, Tổng công ty xây dựng Thăng Long đã hoàn thành việc hợp long cầu thép nút giao Thủ Đức trên xa lộ Hà Nội (quận Thủ Đức) sau hơn 5 tháng thi công. Dự án có tổng chiều dài 570 m, trong đó phần cầu dài 278 m và đường dẫn dài 292 m, rộng 16 m với bốn làn ô-tô các loại (xe máy không được lưu thông). Dự kiến, TP sẽ xây dựng thêm một cầu tương tự song song với cầu hiện hữu, nằm bên trái theo hướng TP Hồ Chí Minh – Biên Hòa, để phù hợp với tám làn xe trên xa lộ Hà Nội.
Đây là một trong bốn dự án cầu vượt bằng thép tại các nút giao thông trọng điểm của TP Hồ Chí Minh gồm: Ngã tư Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), ngã tư Thủ Đức (quận Thủ Đức), vòng xoay Hoàng Văn Thụ – Cộng Hòa – Trường Sơn (quận Tân Bình), vòng xoay Cây Gõ (quận 6).
Khánh thành cầu Rào 2 ở Hải Phòng
Sáng 20-12, TP Hải Phòng đã tổ chức lễ khánh thành, thông xe cầu Rào 2 – cây cầu quan trọng bắc qua sông Lạch Tray nối nội đô Hải Phòng với khu du lịch Đồ Sơn.
Cầu Rào 2 dài 1 km xây dựng theo kết cấu dây văng một trụ tháp dầm thép liên tục. Trong đó phần cầu dài 248 m, đường dẫn 752 m. Cầu được xây dựng trong 24 tháng. Tổng mức đầu tư công trình gần 24,5 triệu EUR từ nguồn vốn ODA của chính phủ Phần Lan và 61 tỷ VNĐ vốn đối ứng trong nước. Cầu Rào 2 được xây dựng theo quy hoạch phát triển không gian đô thị Hải Phòng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Vietsovpetro phấn đấu khai thác 5,4 triệu tấn dầu thô năm 2013
Tổng Giám đốc Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro Nguyễn Hữu Tuyến cho biết, năm 2012, Vietsovpetro đã hoàn thành kế hoạch khai thác 6,11 triệu tấn dầu, cung cấp vào bờ 1,23 tỷ m3 khí hoàn thành kế hoạch doanh thu bán dầu và nộp ngân sách Nhà nước cả năm vào ngày 5-10-2012 và kế hoạch trích chuyển lợi nhuận hai phía vào cuối tháng 11. Đến hết năm 2012, doanh thu bán dầu ước đạt 5,43 tỷ USD (bằng 131% kế hoạch), trong đó phần nộp ngân sách Nhà nước và lợi nhuận Việt Nam đạt 3,1 tỷ USD (bằng 134% kế hoạch) và lợi nhuận Liên bang Nga 450 triệu USD (bằng 114,1% kế hoạch).
Hội đồng liên doanh cũng nhất trí thông qua các chỉ tiêu năm 2013, với sản lượng khai thác 5,4 triệu tấn dầu.
Tập đoàn Bảo Việt công bố nhà đầu tư chiến lược
Ngày 20-12, tại Hà Nội, Tập đoàn Bảo Việt đã ký kết hợp đồng và công bố nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn trong giai đoạn phát triển mới. Theo đó, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) Nhật Bản chính thức trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn Bảo Việt với 18% cổ phần tại Tập đoàn Bảo Việt được chuyển nhượng lại từ Tập đoàn Bảo hiểm HSBC châu Á – Thái Bình Dương (HSBC) với trị giá là 7.098 tỷ đồng tiền mặt (tương đương 340 triệu USD). Trong lễ ra mắt nhà đầu tư chiến lược mới, Tập đoàn Bảo Việt và Sumitomo Life, HSBC đã ký các hợp đồng thỏa thuận về hỗ trợ và chuyển tiếp hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao năng lực.
Theo Nhandan

Ý kiến ()