Xuất khẩu dệt may tăng 7% so cùng kỳ
Theo Báo cáo của Bộ Công thương ngày 1-10, ngành dệt may Việt Nam chín tháng đầu năm 2012 ước đạt vượt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (chưa tính nguyên phụ liệu xuất khẩu), tăng gần 7% so với cùng kỳ.Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ - thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam đã có chuyển biến tích cực với kim ngạch tháng 8 tăng 13% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhiều khả năng Nhật bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 20% kim ngạch trong tháng 8. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu sang một số thị trường như: Argentina, Chile, Angola, Panama, Australia... cũng đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ.Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại với mức tăng trưởng kim ngạch tháng 8 chỉ tăng 20% so với cùng kỳ và dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang EU năm 2012 sẽ...
Theo Báo cáo của Bộ Công thương ngày 1-10, ngành dệt may Việt Nam chín tháng đầu năm 2012 ước đạt vượt 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu (chưa tính nguyên phụ liệu xuất khẩu), tăng gần 7% so với cùng kỳ.
Tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ – thị trường lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam đã có chuyển biến tích cực với kim ngạch tháng 8 tăng 13% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, nhiều khả năng Nhật bản sẽ vượt qua EU trở thành thị trường nhập khẩu dệt may lớn thứ 2 của Việt Nam nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng 20% kim ngạch trong tháng 8. Ngoài ra, tình hình xuất khẩu sang một số thị trường như: Argentina, Chile, Angola, Panama, Australia… cũng đạt được mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Trong khi đó, xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam sang thị trường Hàn Quốc đang có xu hướng chậm lại với mức tăng trưởng kim ngạch tháng 8 chỉ tăng 20% so với cùng kỳ và dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sang EU năm 2012 sẽ giảm 3% so với năm 2011 khi kim ngạch xuất khẩu tháng 8 đã giảm 7% so với cùng kỳ.
Sau việc bứt phá về kim ngạch xuất khẩu trong tháng 8 và tám tháng qua, dự báo ngành dệt may Việt Nam có thể sẽ sớm chinh phục được mục tiêu 15 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2012.
Ngoài các khó khăn chung của các doanh nghiệp công nghiệp, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang đứng trước một số khó khăn như: Tranh chấp về mua bán bông giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp Hoa Kỳ thuộc Hiệp hội Bông quốc tế chưa đi đến hồi kết, các doanh nghiệp Việt Nam có tên trong “danh sách đen” sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mua Bông.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng cho biết, việc bỏ ân hạn thuế 275 ngày sẽ làm giá thành sản phẩm xuất khẩu tăng từ 8% (trường hợp bảo lãnh ngân hàng) đến 16% (trường hợp vay tiền nộp thuế nhập khẩu), các doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp dệt may nói riêng đã khó lại càng khó thêm. Hiệp hội Dệt May Việt Nam đang đề nghị tiếp tục thực hiện ân hạn thuế 275 ngày để giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()