Thứ 3, 26/11/2024 09:40 [(GMT +7)]
Xuất hiện sự sống trên tiểu hành tinh Ti-tan của sao Thổ
Thứ 3, 13/07/2010 | 14:19:00 [(GMT +7)] A A
Theo các nhà nghiên cứu, có nhiều dấu vết chứng tỏ sự tồn tại những sinh vật lạ có kích thước bằng một nửa con người đang sống trong bầu khí quyển đặc khí hy-đrô.
Đó là khám phá được công bố sau khi các nhà nghiên cứu của Cơ quan Vũ trụ Hàng không quốc gia Mỹ (NASA) phân tích dữ liệu từ tàu thăm dò không gian Cas-si-ni, cho thấy có dấu hiệu của sự sống dựa vào khí me-tan trên bề mặt hành tinh này. Nó chứng tỏ có cuộc sống thứ hai tồn tại độc lập với cuộc sống dựa vào khí ô-xy của loài người trên trái đất.
Phát hiện hóa thạch chủng loại khủng long mới
Các nhà khoa học Ca-na-đa cho biết, bộ hóa thạch khủng long được phát hiện cách đây 15 năm tại khu vực phía nam sông Milk, đoạn giao nhau giữa tỉnh Al-ber-ta của Ca-na-đa và bang Mon-ta-na của Mỹ là chủng loại khủng long mới. Bộ hóa thạch này do Công ty hóa thạch Ca-na-đa, chuyên phụ trách việc thu thập hài cốt động vật cổ, phát hiện. Các nhà khoa học cho rằng, đây chính là tổ tiên của loài khủng long ba sừng (Triceratops) nổi tiếng. Loài khủng long mới được phát hiện này có chiều dài khoảng 7 m, trọng lượng khoảng hai tấn, sinh sống vào thời kỳ Kỷ Phấn trắng, có niên đại khoảng 80 triệu năm và được cho là tổ tiên của khủng long ba sừng. Đây là thành viên sớm nhất xuất hiện tại khu vực Bắc Mỹ thuộc chủng loại khủng long có sừng.
Nhật Bản nghiên cứu hệ thống quan sát núi lửa ba chiều
Các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu địa chấn, Đại học Tô-ky-ô, Nhật Bản tuyên bố, họ vừa nghiên cứu hệ thống quan sát núi lửa ba chiều bằng cách lợi dụng tia của một hạt cơ bản. Hệ thống này được cung cấp điện lực bởi pin năng lượng mặt trời, vì thế sẽ giúp giải quyết vấn đề trước kia chúng ta chỉ quan sát được bề mặt núi lửa do thiếu sự cung ứng điện lực chung quanh núi lửa. Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là Phó Giáo sư Ta-na-ka Hi-rô-iu-ki, thuộc Viện Nghiên cứu địa chấn, Đại học Tô-ky-ô đã nghiên cứu hệ thống này bằng cách lợi dụng tia muon (vm). Muon (vm) có khả năng xuyên rất mạnh, đối với khu vực có mật độ vật thể thấp, nó đều có thể xuyên qua. Tuy nhiên, đối với khu vực có mật độ vật thể cao, nó sẽ bị hấp thụ một phần. Vận dụng nguyên lý này của tia muon (vm) để quan sát núi lửa có thể tạo ra được hình ảnh quang cảnh tương tự như bức ảnh chụp bằng tia X-quang. Khi sử dụng hệ thống này, trước tiên tiến hành lắp đặt hai thiết bị kiểm tra tia muon (vm) chung quanh núi lửa theo một góc thẳng đứng. Sau khi ghi chép số liệu tia muon (vm), thiết bị này sẽ truyền tải về máy tính được đặt ở vị trí cách xa núi lửa theo đường truyền Wireless LAN để tiến hành phân tích không gian ba chiều thời gian thực đối với tình hình bên trong núi lửa. Thông thường chung quanh núi lửa không có nguồn điện, trong khi đó thiết bị kiểm tra cỡ lớn có tính năng cao lại tiêu hao nhiều năng lượng, vì thế rất khó để ứng dụng thực tế. Xuất phát từ khó khăn này, các nhà khoa học đã tiến hành cải tiến ống nhân quang (Photomultiplier tube) của thiết bị kiểm tra, qua đó hạ thấp mức độ tiêu hao điện lực và bảo đảm thiết bị có thể hoạt động chung quanh núi lửa bằng điện lực từ hệ thống pin năng lượng mặt trời.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()