Xử phạt chủ xe không đăng ký chính chủ: Siết chặt công tác quản lý
Giữa tháng 11-2016, Cục Cảnh sát giao thông - CSGT (Bộ Công an) khuyến cáo người dân mua bán, được cho, tặng xe máy nên làm thủ tục sang tên đổi chủ trước ngày 31-12-2016. Từ ngày 1-1-2017, những trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên sẽ bị xử lý vi phạm hành chính… Báo Hànộimới đã có cuộc phỏng vấn Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội.
– Đúng vậy. Cục CSGT khuyến cáo người dân nên làm thủ tục đăng ký sang tên xe trước 31-12-2016 vì theo quy định tại Điểm b – Khoản 1 – Điều 30 – Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26-5-2016 về “Quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt”, từ ngày 1-1-2017 chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên chủ sở hữu xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân; từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô.
Lực lượng công an kiểm tra các phương tiện giao thông trên phố Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm). |
– Việc xử lý đối với chủ phương tiện về hành vi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên hoặc thông qua công tác đăng ký xe.
– Người dân đang lo lắng việc có thể bị dừng xe bất cứ lúc nào khi tham gia lưu thông trên đường để kiểm tra giấy tờ chính chủ. Trường hợp người trong gia đình, bạn bè thân quen mượn xe sử dụng có bị xử phạt?
– Người dân nên đọc kỹ các văn bản luật để tránh hoang mang lo lắng vô cớ. Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt chủ phương tiện vi phạm: Chủ xe mô tô, xe máy được hiểu là chủ sở hữu của phương tiện. Theo Điều 164 Luật Dân sự 2005, “quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. Trong đó, quyền chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản; Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Như vậy, đối với người điều khiển phương tiện không có đủ 3 quyền trên tức là không phải chủ sở hữu phương tiện và không thuộc phạm vi điều chỉnh, đối tượng xử lý của Điểm b, Khoản 1, Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Đồng nghĩa với việc người điều khiển phương tiện đi thuê, đi mượn để tham gia giao thông cũng không bị xem xét, xử lý về hành vi vi phạm không đăng ký sang tên xe.
– Việc xử phạt xe máy không sang tên chính chủ là việc làm cần thiết bởi đây là tài sản lớn nhưng lại được sử dụng khá dễ dãi gây nhiều khó khăn trong công tác xác minh điều tra khi xảy ra vụ việc liên quan. Thiếu tá có lời khuyên nào dành cho người sử dụng phương tiện không chính chủ hiện nay?
– Xe máy là tài sản có giá trị đối với mỗi người, được pháp luật cho phép xác lập quyền sở hữu, mọi người nên đăng ký để bảo vệ tài sản cá nhân và gia đình. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, Bộ Công an đã có nhiều hướng dẫn “mở” tạo điều kiện giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người kể từ ngày 15-4-2013 đến hết ngày 31-12-2016. Người dân nên tận dụng quãng thời gian này để tiến hành thủ tục thuận lợi.
Việc xác nhận tài sản hợp pháp của mình mang lại nhiều lợi ích, người dân sẽ tránh được tranh chấp không đáng có, lực lượng CSGT và công an nhân dân quản lý, điều tra, giải quyết các vụ việc liên quan đến phương tiện mô tô, xe máy hiệu quả và kịp thời hơn. Nếu chủ phương tiện không làm thủ tục đăng ký sang tên phương tiện thì quá trình điều tra bị hạn chế thông tin, tài liệu, gặp nhiều khó khăn để xác định chủ sở hữu hợp pháp, nhiều phương tiện quá thời gian tạm giữ, buộc phải thanh lý, sung công quỹ nhà nước. Ngoài ra, việc đăng ký sang tên theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi học tập, công tác của chủ phương tiện, còn giúp lực lượng chức năng xác định được số lượng phương tiện tương đối chính xác được đăng ký trên các địa bàn cụ thể, qua đó để có biện pháp điều tiết, tổ chức giao thông hợp lý, xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp, bảo đảm giao thông luôn an toàn thông suốt.
– Cảm ơn ông!
Theo Hanoimoi
Ý kiến ()