Xử lý về thuế nhập khẩu linh kiện ô-tô
Để bảo đảm minh bạch, rõ ràng, không thay đổi cơ chế hiện hành, không gây phiền hà đối với doanh nghiệp nhập khẩu bộ linh kiện để sản xuất, lắp ráp ô-tô, trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã đề nghị trước mắt, xử lý theo hướng linh kiện không bảo đảm mức độ rời rạc sẽ được tính thuế theo thuế suất của từng linh kiện nếu đủ các điều kiện sau:Tỷ lệ nội địa hóa của một linh kiện để bảo đảm mức độ rời rạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định theo quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô-tô; tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa bảo đảm mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị của các linh kiện để sản xuất, lắp ráp thành ô-tô hoàn chỉnh; linh kiện đó không bao gồm khung gầm, thân xe, thùng xe, ca-bin (đối với xe tải).Xét đề nghị trên của Bộ Tài chính, tại Thông báo số 199/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý về nguyên tắc với hướng xử lý về...
Tỷ lệ nội địa hóa của một linh kiện để bảo đảm mức độ rời rạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định theo quy định về phương pháp xác định tỷ lệ nội địa hóa đối với ô-tô; tổng giá trị của các linh kiện nhập khẩu chưa bảo đảm mức độ rời rạc không vượt quá 10% tổng giá trị của các linh kiện để sản xuất, lắp ráp thành ô-tô hoàn chỉnh; linh kiện đó không bao gồm khung gầm, thân xe, thùng xe, ca-bin (đối với xe tải).
Xét đề nghị trên của Bộ Tài chính, tại Thông báo số 199/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đồng ý về nguyên tắc với hướng xử lý về thuế nhập khẩu linh kiện ô-tô của Bộ Tài chính và giao Bộ Tài chính chỉ đạo thực hiện cụ thể, đồng thời khẩn trương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 184/2010/TT-BTC ngày 15-11-2010 cho phù hợp; Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi Quyết định số 5/2005/QĐ-BKHCN ngày 11-5-2005 cho phù hợp tình hình thực tiễn của phát triển khoa học công nghệ, bảo đảm thực hiện chủ trương khuyến khích nội địa hóa ngành công nghiệp ô-tô của Chính phủ.
Chống buôn lậu hàng giả và gian lận thương mại trong giai đoạn mới
Sáng 29-8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại T.Ư (Ban Chỉ đạo 127/T.Ư) tổng kết công tác trong mười năm thành lập và bàn phương hướng hoạt động trong giai đoạn mới.
Để công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trong giai đoạn mới (2011 – 2015) đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Trưởng Ban chỉ đạo 127/T.Ư lưu ý các lực lượng chức năng tập trung triển khai một số công việc: Đó là thực hiện quyết liệt các nghị quyết của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tăng cường công tác dự báo thị trường, giá cả để kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, tung tin thất thiệt. Tăng cường kiểm tra việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, chống các hành vi lợi dụng để trà trộn, tiêu thụ hàng lậu, hàng giả. Tham gia xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp quy và chú trọng xây dựng lực lượng đào tạo cán bộ…
PV
Đầu tư hơn 102 tỷ đồng cho chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015
Trung tâm Khuyến nông quốc gia đầu tư hơn 102 tỷ đồng cho Chương trình khuyến ngư giai đoạn 2011 – 2015, nhằm triển khai các dự án phù hợp chủ trương và điều kiện nuôi trồng thủy sản và khai thác theo vùng kinh tế sinh thái. Mục tiêu của chương trình là trang bị cho nông dân các kiến thức, kỹ năng về tổ chức quản lý, kỹ thuật nuôi trồng thủy sản theo hướng hiệu quả bền vững và an toàn vệ sinh thực phẩm. Các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản gắn với môi trường và nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn ven biển, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Đặc biệt, chương trình hướng tới mục tiêu đưa nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh trên các vùng thủy vực mặn, lợ và nước ngọt; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt hơn 50% tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam.
Theo Nhandan
Ý kiến ()