Xử lý nghiêm các đối tượng làm giả hồ sơ chính sách
Phó Cục trưởng Cục Người có công Lê Hồng Sơn (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp khai man, gian lận hồ sơ để hưởng lợi từ chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.Đối tượng Nguyễn Đình Giao đã lợi dụng chức vụ làm giả hàng trăm hồ sơ khống và chạy chế độ chính sách tại xã Tam Đại, Phú Ninh, Quảng Nam.(Ảnh minh họa: dantri.com.vn)Phó Cục trưởng Cục Người có công Lê Hồng Sơn thừa nhận trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công đã có tình trạng lợi dụng “kẽ hở” trong hệ thống văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi người có công, “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhà nước, đã có nhiều trường hợp khai man, gian lận, làm giả hồ sơ để hưởng lợi từ chế độ ưu đãi đối với người có công. Điển hình trong số các trường hợp đã phát hiện có thể kể đến như vụ làm...
Phó Cục trưởng Cục Người có công Lê Hồng Sơn (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, Bộ đang phối hợp với các Bộ, ban, ngành có liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các trường hợp khai man, gian lận hồ sơ để hưởng lợi từ chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
Đối tượng Nguyễn Đình Giao đã lợi dụng chức vụ làm giả hàng trăm hồ sơ khống |
Phó Cục trưởng Cục Người có công Lê Hồng Sơn thừa nhận trong quá trình thực hiện chính sách đối với người có công đã có tình trạng lợi dụng “kẽ hở” trong hệ thống văn bản pháp luật về chính sách ưu đãi người có công, “lỗ hổng” trong công tác quản lý nhà nước, đã có nhiều trường hợp khai man, gian lận, làm giả hồ sơ để hưởng lợi từ chế độ ưu đãi đối với người có công. Điển hình trong số các trường hợp đã phát hiện có thể kể đến như vụ làm hộ sơ thương binh giả tại 6 tỉnh thuộc Quân khu I với số lượng lên tới hàng nghìn hồ sơ. Đây là số hồ sơ do các cơ quan chính sách của Quân khu I – Bộ Quốc phòng xác lập và ra quyết định hưởng trợ cấp ưu đãi từ ngày 30-9-2006 trở về trước, nhưng thực chất được làm từ năm 2007-2009, trong đó có một số lượng lớn đối tượng giả mạo hồ sơ, không qua giám định thương tật nhưng vẫn được công nhận là thương binh.
Bên cạnh đó, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng đã phát hiện được các trường hợp làm giả hồ sơ theo dạng chuyển đối tượng hưởng chính sách từ tỉnh này sang tỉnh khác.
Phó Cục trưởng Lê Hồng Sơn cho biết, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đã và đang phối hợp với Bộ Quốc phòng tiến hành điều tra, xử lý các đối tượng vi phạm; đồng thời, tiến hành kê khai, rà soát để tìm các “đầu mối” làm giả hồ sơ.
Theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, từ năm 2006 đến nay, riêng Thanh tra Bộ đã tiến hành thanh tra ở 37 tỉnh, thành phố với 4.623 hồ sơ được thanh tra, qua đó đã phát hiện 590 hồ sơ có sai phạm, trong đó có 372 hồ sơ phải cắt và thu hồi trợ cấp về ngân sách Nhà nước. Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố cũng đã tiến hành 1.491 cuộc thanh tra về chính sách ưu đãi người có công, phát hiện 1.295 đối tượng hưởng sai chính sách với tổng số tiền thu hồi cho ngân sách là trên 5 tỷ đồng; đồng thời kiến nghị xử lý kỷ luật 134 cán bộ có sai phạm hoặc thiếu trách nhiệm trong việc lập và xác nhận hồ sơ.
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()