Sau nhiều năm phát triển sôi động, năm 2011, thị trường viễn thông Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển bão hòa. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, năm 2012 sẽ là năm đầy khó khăn, thách thức với các doanh nghiệp (DN) viễn thông khi doanh thu khó có khả năng tăng đột biến, tăng trưởng thuê bao không nhiều...Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, số thuê bao điện thoại phát triển mới của cả nước đạt 11,8 triệu thuê bao, giảm 12,9% so năm 2010. Trong đó có 49,6 nghìn thuê bao điện thoại cố định, giảm 76,1% và 11,8 triệu thuê bao di động, giảm 11,9%. Con số này đủ cho thấy, tăng trưởng thuê bao điện thoại đã giảm đáng kể, không còn phát triển nóng như những năm trước đây. Mặc dù việc phát triển thuê bao gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của một số DN viễn thông vẫn tăng trưởng. Điển hình như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) năm 2011 đạt doanh thu hơn 120 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so năm 2010; Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đạt...
Sau nhiều năm phát triển sôi động, năm 2011, thị trường viễn thông Việt Nam đã bước vào giai đoạn phát triển bão hòa. Theo nhận định của nhiều chuyên gia trong ngành, năm 2012 sẽ là năm đầy khó khăn, thách thức với các doanh nghiệp (DN) viễn thông khi doanh thu khó có khả năng tăng đột biến, tăng trưởng thuê bao không nhiều…
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, số thuê bao điện thoại phát triển mới của cả nước đạt 11,8 triệu thuê bao, giảm 12,9% so năm 2010. Trong đó có 49,6 nghìn thuê bao điện thoại cố định, giảm 76,1% và 11,8 triệu thuê bao di động, giảm 11,9%. Con số này đủ cho thấy, tăng trưởng thuê bao điện thoại đã giảm đáng kể, không còn phát triển nóng như những năm trước đây. Mặc dù việc phát triển thuê bao gặp nhiều khó khăn nhưng doanh thu của một số DN viễn thông vẫn tăng trưởng. Điển hình như Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) năm 2011 đạt doanh thu hơn 120 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 20% so năm 2010; Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel) đạt hơn 117 nghìn tỷ đồng, tăng 28%…
Nhìn nhận sự phát triển của thị trường viễn thông trong nước thời gian qua, TS Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, thị trường viễn thông Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất là chuyển sang số hóa. Giai đoạn thứ hai là chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh nên thị trường phát triển sôi động và đến nay, thị trường bước vào giai đoạn phát triển bão hòa. Hai năm gần đây, thị trường này bắt đầu bộc lộ yếu tố của sự phát triển không bền vững. Nếu không kịp thời điều chỉnh, có thể gây sụp đổ từng bộ phận của thị trường, gây thiệt thòi cho người tiêu dùng. Nhiều DN viễn thông nhỏ, mới tham gia thị trường hoạt động khó khăn, đơn cử như EVN Telecom, nếu không sáp nhập vào Viettel thì sẽ bị phá sản. Theo TS Mai Liêm Trực, Việt Nam hiện có quá nhiều DN viễn thông nên việc sử dụng tài nguyên tần số, kho số gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chỉ nên có ít nhất từ 3 đến 4 DN tham gia thị trường để cạnh tranh hiệu quả hơn. Muốn làm được điều này Nhà nước phải “vững tay” sắp xếp lại các DN.
Tái cấu trúc DN viễn thông nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững là một trong những xu hướng của các DN viễn thông trong năm 2012. Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng (Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam – VNPT) Bùi Quốc Việt nhận định, việc tái cấu trúc DN là theo quy luật tất yếu của thị trường, nếu không thực hiện, DN sẽ không thể tiếp tục tồn tại. Hiện, thị trường có quá nhiều DN viễn thông, các DN nhỏ sẽ “chết” vì khó có thể cạnh tranh được với các DN lớn. Các DN cần ngồi lại với nhau tìm hướng phát triển nhằm bảo vệ thị trường.
Năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông với những quy định cụ thể nhằm tránh việc doanh nghiệp câu kết, chèn ép các đối thủ khác và thống lĩnh thị trường để cạnh tranh không lành mạnh. Việc thực hiện Nghị định này buộc VNPT không được sở hữu quá 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần một trong hai mạng di động VinaPhone và MobiFone (VNPT đang sở hữu 100% vốn tại hai mạng di động lớn này). VNPT sẽ phải tính toán mô hình phù hợp cho mình: cổ phần hóa một trong hai mạng di động của mình, nhưng cũng không được sở hữu hơn 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần tại mạng di động đã được cổ phần hóa; hoặc hợp nhất hai mạng di động của mình để trở thành một mạng. Do đó, năm 2012, thị trường viễn thông sẽ có nhiều biến động trước quá trình tái cấu trúc DN của VNPT, DN nhà nước hiện nắm vai trò chủ lực trong ngành viễn thông. Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng đánh giá, năm 2012, thị trường viễn thông sẽ tiếp tục xu hướng sáp nhập, giải thể DN. Hiện thị trường này vẫn chủ yếu là các DN nhà nước tham gia cạnh tranh nên Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục tham mưu Chính phủ hướng tới thị trường cạnh tranh hơn, cương quyết cổ phần hóa DN nhà nước.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường viễn thông năm qua bước vào giai đoạn phát triển bão hòa là do mật độ điện thoại đã tiệm cận mức bão hòa, doanh thu trên từng thuê bao giảm dần, khiến lợi nhuận của DN giảm, tất yếu dẫn đến việc tái đầu tư của DN sẽ giảm, ảnh hưởng chất lượng dịch vụ. Cạnh tranh bằng giá cước đã đến điểm dừng, buộc các DN phải tìm kiếm các hình thức cạnh tranh khác như phát triển các dịch vụ giá trị gia tăng, đầu tư ra nước ngoài… Theo Phó Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, với mức doanh thu hơn 10 nghìn tỷ đồng, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Viettel đã đóng góp đáng kể vào tổng doanh thu năm 2011 của Tập đoàn này. Thị trường viễn thông trong nước tuy lớn nhưng như “manh áo chật” bởi có nhiều DN cùng tham gia cạnh tranh khai thác, buộc các DN phải tìm cách vươn ra nước ngoài, hợp lực để đi lên.
Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thành Hưng lưu ý, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tiếp tục quyết liệt hơn trong việc quản lý giá cước dịch vụ, không cho phép các DN ra những gói cước mang tính “chém giết nhau”. Vì vậy, để tăng được doanh thu trên từng thuê bao, các DN phải tập trung phát triển thêm nhiều giá trị gia tăng, đem lại lợi ích cho khách hàng, nhất là với các DN đã được cấp phép 3G.
Theo Nhandan
Ý kiến ()