Xu hướng hội nhập ở Mỹ la-tinh
Đại diện của 30 nước Mỹ la-tinh và vùng Ca-ri-bê tại phiên họp ở Thủ đô Ca-ra-cát của Vê-nê-xu-ê-la cuối tháng 4 đã nhất trí thành lập Cộng đồng các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê (CELAC), dự kiến chính thức công bố tại Hội nghị cấp cao khu vực vào đầu tháng 7 tới. Nghị viện Mỹ la-tinh (Parlatino) thông báo sẽ thành lập Nghị viện chung của Cộng đồng CELAC vào tháng 7. Đây là những bước quan trọng thúc đẩy tiến trình hợp tác cùng phát triển và liên kết của các nước Mỹ la-tinh.Tại Hội nghị Ca-ra-cát, để chuẩn bị cho sự ra đời của CELAC, đại diện các nước cũng đã nhất trí cùng nhau phân tích dự thảo tuyên bố chung về bảo vệ dân chủ và trật tự hiến pháp tại các nước thành viên của tổ chức mới, nhằm tránh khả năng có thể xảy ra các cuộc đảo chính chống chính phủ hợp hiến như đã từng diễn ra tại Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Ôn-đu-rát và Vê-nê-xu-ê-la thời gian gần đây. Hội nghị thỏa thuận tiếp tục tiến hành các cuộc họp cấp bộ trưởng về biến đổi khí hậu, năng lượng, kinh tế,...
|
Tại Hội nghị Ca-ra-cát, để chuẩn bị cho sự ra đời của CELAC, đại diện các nước cũng đã nhất trí cùng nhau phân tích dự thảo tuyên bố chung về bảo vệ dân chủ và trật tự hiến pháp tại các nước thành viên của tổ chức mới, nhằm tránh khả năng có thể xảy ra các cuộc đảo chính chống chính phủ hợp hiến như đã từng diễn ra tại Bô-li-vi-a, Ê-cu-a-đo, Ôn-đu-rát và Vê-nê-xu-ê-la thời gian gần đây. Hội nghị thỏa thuận tiếp tục tiến hành các cuộc họp cấp bộ trưởng về biến đổi khí hậu, năng lượng, kinh tế, tài chính và thương mại, nhằm hoàn thiện nội dung chính trị và các nguyên tắc hoạt động của CELAC. Theo quyết định về việc thành lập CELAC được nguyên thủ các quốc gia Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê thống nhất tại hội nghị khu vực hồi tháng 2-2010, CELAC thừa hưởng di sản của tổ chức Nhóm Rio và Hội nghị cấp cao Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê và không có sự tham gia của Mỹ và Ca-na-đa. Tổ chức mới này đề cao nguyên tắc tôn trọng dân chủ, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tất cả các nước thành viên, không sử dụng hay đe dọa sử dụng vũ lực, bảo vệ môi trường, nhân quyền và luật pháp quốc tế, kiến tạo hòa bình và an ninh khu vực.
Theo tinh thần trên, Nghị viện Mỹ la-tinh (Parlatino) hiện có 23 nước thành viên, tại cuộc họp cuối tháng 5, đã cụ thể hóa những công cụ cần thiết cho việc liên kết, hợp tác và phát triển các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê và thảo luận những thách thức của Parlatino trong không gian lớn tương lai như cải cách, hoàn thiện quy chế, chính thức hóa việc sử dụng tiếng Anh tại tổ chức này cùng với tiếng Tây Ban Nha và tiếng Bồ Đào Nha.
Hiện nay, tại khu vực Mỹ la-tinh và vùng biển Ca-ri-bê có nhiều tổ chức khu vực như Liên minh Bô-li-va dành cho châu Mỹ (ALBA), Khối An-đết, Liên minh các quốc gia Nam Mỹ (UNASUR), Thị trường chung Ca-ri-bê (CARICOM)… Các tổ chức khu vực này hoạt động ngày một mạnh và hiệu quả, từ mục đích ban đầu là thúc đẩy sự hợp tác và trao đổi thương mại giữa các nước, sau đó mở rộng ra các lĩnh vực xã hội và chính trị với mục đích bảo vệ quyền lợi, phát triển, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của các nước và toàn khu vực, chống lại sự can thiệp và o ép của nước ngoài. Các nước Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê đã đưa ra ý tưởng thành lập một 'nhà nước chung' tương tự Liên hiệp châu Âu (EU).
Thực tế cho thấy, đi theo hướng tăng cường hợp tác và liên kết giữa các nước khu vực Mỹ la-tinh đã và đang mang lại sự phát triển và tiến bộ rõ rệt cho mỗi nước, nổi bật nhất là giữa các quốc gia trong ALBA, UNASUR.
Về lĩnh vực kinh tế, báo cáo của Ủy ban Kinh tế Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê của LHQ nhận xét, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) chung của các nền kinh tế khu vực phía nam Tây bán cầu năm 2010 tăng bình quân 6,6% , sau khi tăng trưởng âm 1,9% trong năm 2009. Nền kinh tế lớn nhất khu vực là Bra-xin cũng phục hồi nhanh chóng với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,7%. Các chương trình trợ cấp xã hội của các nước thuộc Mỹ la-tinh và Ca-ri-bê, đã đem lại lợi ích cho 113 triệu người nghèo (gần 20% dân số của khu vực này), đã giúp giảm tác động của khủng hoảng kinh tế đến người nghèo, giảm sự bất bình đẳng trong xã hội và tăng thu nhập của người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, từ 8,2% năm 2009 xuống còn 7,6% trong năm 2010. Theo Ngân hàng Phát triển liên Mỹ (IDB), kim ngạch xuất khẩu của khu vực này trong năm 2010 ước tính tăng 29%, đạt khoảng 853 tỷ USD, trong đó trao đổi thương mại giữa các nước trong khu vực tăng 17,5%. Năm 2010, các nước trong khu vực là một trong những khu vực dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với 19,1 tỷ USD. Riêng Ha-i-ti, quốc gia nghèo nhất trong vùng, tăng trưởng âm 7% do hậu quả của trận động đất khủng khiếp hồi đầu năm 2010.
Báo cáo kinh doanh quốc tế (IBR) sau khi tham khảo ý kiến của 11 nghìn nhà lãnh đạo các công ty lớn và trung bình ở 39 nước trên khắp thế giới, cho biết, Mỹ la-tinh có tỷ lệ nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lạc quan nhất về triển vọng kinh doanh của khu vực này trong năm 2011, theo đó, dự báo tăng trưởng kinh tế của Bra-xin có thể đạt 8% trong năm 2011. Tuy nhiên, tại khu vực này đối mặt với một vấn đề quan trọng là tiếp tục cải thiện khoảng cách về thu nhập, nơi mà 10% số người giàu nhất chiếm tới 48% tổng thu nhập trong khu vực. Mạng tin kinh tế AmericaEconomia vừa công bố danh sách những người giàu nhất khu vực Mỹ la-tinh trong năm 2011, trong đó có 47 người có tài sản hơn một tỷ USD. Theo Ngân hàng thế giới (WB), thách thức đối với khu vực Mỹ la-tinh hiện nay là đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực và đổi mới để nâng cao đời sống cho người dân trong khu vực.
Theo Nhandan
Ý kiến ()