Xu hướng đi xuống bao trùm thị trường dầu mỏ
Mối lo dai dẳng về khủng hoảng nợ công tại châu Âu cùng với các số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ và Trung Quốc - hai nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới đã làm thị trường dầu mỏ đi xuống trong suốt tuần qua.Ngay phiên đầu tuần 5/9 giá dầu đã giảm khá mạnh tới hơn 1,5 USD sau khi thị trường đón nhận các số liệu việc làm ảm đạm từ Mỹ và Trung Quốc, với giá dầu ngọt nhẹ New York xuống 84,88 USD/thùng (hạ 1,57 USD) và giá dầu Brent tại London còn 111,28 USD/thùng (giảm 1,05 USD).Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 8 số người thất nghiệp duy trì ở mức 14 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,1%. Trong khi đó, tại Trung Quốc, trong tháng 7, lạm phát đã tăng lên 6,5%, mức cao nhất trong 3 năm qua.Thị trường dầu mỏ cũng bị tác động sau khi Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet kêu gọi nhanh chóng dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn hệ thống tài chính...
Mối lo dai dẳng về khủng hoảng nợ công tại châu Âu cùng với các số liệu yếu kém của kinh tế Mỹ và Trung Quốc – hai nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới đã làm thị trường dầu mỏ đi xuống trong suốt tuần qua.
Ngay phiên đầu tuần 5/9 giá dầu đã giảm khá mạnh tới hơn 1,5 USD sau khi thị trường đón nhận các số liệu việc làm ảm đạm từ Mỹ và Trung Quốc, với giá dầu ngọt nhẹ New York xuống 84,88 USD/thùng (hạ 1,57 USD) và giá dầu Brent tại London còn 111,28 USD/thùng (giảm 1,05 USD).
Theo Bộ Lao động Mỹ, trong tháng 8 số người thất nghiệp duy trì ở mức 14 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp vẫn đứng ở mức 9,1%. Trong khi đó, tại Trung Quốc, trong tháng 7, lạm phát đã tăng lên 6,5%, mức cao nhất trong 3 năm qua.
Thị trường dầu mỏ cũng bị tác động sau khi Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) Jean-Claude Trichet kêu gọi nhanh chóng dành cho Hy Lạp gói cứu trợ thứ hai, đồng thời quản lý chặt chẽ hơn hệ thống tài chính của các nền kinh tế trong khu vực. Cuộc khủng hoảng nợ Eurozone là một trong những nhân tố làm giảm nhu cầu dầu mỏ trên thế giới.
Nhưng sau đó thông tin về cơn bão nhiệt đới Lee đổ bộ vào bang Louisiana (Mỹ) đã đẩy giá dầu ngọt nhẹ New York lên sát ngưỡng 90 USD/thùng, trong bối cảnh dự trữ dầu của Mỹ có thể sẽ giảm khi một số giàn khoan dầu và cơ sở lọc dầu của nước này tại Vịnh Mexico ngừng hoạt động vì mưa bão lớn.
Theo Bộ Nội vụ Mỹ, khoảng 37% sản lượng dầu tại Vịnh Mexico – khu vực sản xuất dầu mỏ chủ chốt của Mỹ – tạm ngừng khai thác do bão Lee.
Nhờ đó chốt phiên 7/9, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán giá dầu ngọt nhẹ New York đã tăng khá mạnh 3,32 USD lên 89,34 USD/thùng và giá dầu Brent Biển Bắc tại London cũng tăng 2,91 USD lên 115,80 USD/thùng.
Giá dầu phục hồi còn nhờ thông tin Tòa án Hiến pháp Liên bang Đức đã cho phép Chính phủ tham gia các kế hoạch cứu trợ đối với các nền kinh tế gặp khó khăn tài chính vì nợ công chồng chất trong khu vực và dự báo của Viện Dầu mỏ Mỹ rằng dự trữ dầu của nước này có thể đã giảm 3 triệu thùng trong tuần kết thúc vào 2/9, cao hơn dự báo giảm 1,9 triệu thùng dầu của giới phân tích.
Đáng tiếc thị trường dầu mỏ đã không duy trì được đà tăng còn khá mong manh đó và tiếp tục giảm sâu hơn về cuối tuần theo sau đà xuống dốc của thị trường chứng khoán và giới đầu tư vẫn tỏ ra hoài nghi về kế hoạch thúc đẩy việc làm trị giá 447 tỷ USD mà Tổng thống Mỹ Barack Obama mới công bố.
Thêm vào đó, quyết định rời khỏi Ban giám đốc Ngân hàng trung ương châu Âu của nhà kinh tế trưởng Juergen Stark, người có chủ trương duy trì lãi suất cao, càng gây thêm lo âu cho thị trường vì đây là tín hiệu về sự bất đồng trong cách thức xử lý các khó khăn tài chính của Eurozone.
Chốt phiên cuối tuần 9/9 giá dầu ngọt nhẹ New York giảm tiếp 1,81 USD còn 87,24 USD/thùng và giá dầu Brent biển Bắc dừng ở mức 112,77 USD/thùng, sụt 1,78 USD/thùng.
Theo VietnamPlus
Ý kiến ()