Xứ đạo, họ đạo thực hiện "ba không"
Lực lượng Công an Vĩnh Thạnh cùng với linh mục, giáo dân trao đổi về tình hình an ninh trật tự tại giáo xứ An Bình, xã Thạnh Tiến. Huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ có hơn 42% số dân theo đạo Công giáo, tập trung ở thị trấn Thạnh An, các xã Thạnh Thắng, Thạnh Quới, Thạnh Lợi... Thời gian qua, công an huyện phối hợp Ban Đoàn kết, Công giáo Vĩnh Thạnh xây dựng mô hình "Xứ đạo, họ đạo ba không" (không tội phạm, không ma túy, mại dâm) được đông đảo các vị chức sắc, giáo dân trong các xứ đạo, họ đạo tích cực hưởng ứng, góp phần giữ vững an ninh trật tự (ANTT) địa phương, xây dựng cuộc sống ấm no, giàu đẹp.Để được sự ủng hộ của giáo dân các xứ, họ đạo, Công an huyện Vĩnh Thạnh ký quy chế phối hợp Ban Đoàn kết Công giáo Vĩnh Thạnh và đại diện các xứ đạo, họ đạo trong việc xây dựng mô hình "xứ đạo, họ đạo ba không". Trên cơ sở quy chế, công an huyện phối hợp MTTQ, các đoàn thể trong huyện tuyên truyền, vận động các chức...
Lực lượng Công an Vĩnh Thạnh cùng với linh mục, giáo dân trao đổi về tình hình an ninh trật tự tại giáo xứ An Bình, xã Thạnh Tiến. |
Để được sự ủng hộ của giáo dân các xứ, họ đạo, Công an huyện Vĩnh Thạnh ký quy chế phối hợp Ban Đoàn kết Công giáo Vĩnh Thạnh và đại diện các xứ đạo, họ đạo trong việc xây dựng mô hình “xứ đạo, họ đạo ba không”. Trên cơ sở quy chế, công an huyện phối hợp MTTQ, các đoàn thể trong huyện tuyên truyền, vận động các chức sắc, chức việc, tín đồ chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về ANTT; vận động đồng bào Công giáo tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện và tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; cảm hóa giáo dục người phạm tội tại gia đình và cộng đồng; hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ giáo dân, đồng thời tham gia các tổ chức quần chúng giữ gìn ANTT ở xóm ấp. Công tác giữ gìn ANTT còn được lồng ghép các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương như: Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống văn hóa ở khu dân cư; các phong trào chăm lo cho người nghèo, gia đình chính sách…
Việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia giữ gìn ANTT được thực hiện bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, sát với thực tế đời sống giáo dân qua các buổi sinh hoạt đảng, đoàn thể, sinh hoạt tôn giáo, bồi dưỡng kiến thức an ninh – quốc phòng cho các chức sắc, chức việc… giúp đồng bào công giáo hiểu rõ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định về ANTT ở địa phương; chính sách đại đoàn kết dân tộc, tích cực tham gia giữ gìn ANTT. Ba năm qua, 45/45 xứ đạo, họ đạo ở Vĩnh Thạnh đạt nội dung cuộc vận động ba không. Đặc biệt, ở các xứ, họ đạo không xảy ra các hoạt động tuyên truyền, kích động khiếu kiện đông người, gây rối ANTT, xâm phạm an ninh quốc gia; phạm pháp hình sự từng bước giảm dần, không xảy ra trọng án, không có băng nhóm tội phạm; không có tụ điểm về ma túy, mại dâm… Bên cạnh đó, nhiều xứ, họ đạo tiến tới xây dựng và đạt tiêu chí họ đạo bốn không, năm không, sáu không (không tội phạm, không ma túy, không mại dâm, không mù chữ, không hộ nghèo, không sinh con thứ ba) như giáo xứ An Bình (xã Thạnh Tiến), giáo xứ Thanh Long (xã Thạnh Thắng).
Đại úy Lê Văn Phùng, ở Công an huyện Vĩnh Thạnh, người gắn bó với phong trào xứ, họ đạo ba không cho biết: “Hằng tháng, công an huyện thông báo tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội (TNXH), những vấn đề mới phát sinh cho các xứ, họ đạo để cùng với lực lượng công an phòng, chống tội phạm. Mỗi năm quần chúng, giáo dân cung cấp cho lực lượng công an hơn 200 nguồn tin có giá trị, giúp lực lượng công an kịp thời xử lý những vụ việc liên quan đến ANTT, làm trong sạch địa bàn.
Ấp Thầy Ký được biết đến với nhiều phong trào thi đua yêu nước và công tác giữ gìn ANTT. Điều ấn tượng là hệ thống hạ tầng giao thông hai bên tuyến kênh Thầy Ký được nhựa hóa, bê-tông hóa, xe ô-tô đi lại dễ dàng; 100% số hộ sử dụng điện, nước sạch, nhà tường khang trang… Ấp Thầy Ký hiện chỉ còn 10/421 hộ nghèo. Đặc biệt ấp có hơn 500 con em đang học từ cao đẳng đến sau đại học. Ông Vũ Đức Minh, giáo dân ấp Thầy Ký cho biết: “Đạt được kết quả trên là nhờ bà con giáo dân đoàn kết chung sức chung lòng cùng với chính quyền địa phương tích cực thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Bà con giáo dân chú trọng chăm lo cho con cái học hành thành đạt, không vi phạm pháp luật, tích cực giữ gìn ANTT, cảm hóa giáo dục con em có nguy cơ phạm pháp. Sáu năm liền (2005-2011) ấp Thầy Ký được công nhận ấp ba không, giáo xứ ba không”.
Còn giáo xứ Hải Hưng, ở ấp C1, xã Thạnh Thắng chính quyền và bà con giáo dân tập trung xây dựng mô hình xứ đạo, họ đạo ba không bằng cách dạy nghề cho thanh niên tại cộng đồng. Xác định giáo dục nghề nghiệp là chìa khóa của thành công, linh mục chính xứ mở các lớp dạy nhạc, đàn, vi tính, cắt may miễn phí cho thanh niên trong giáo xứ để thanh niên có việc làm, ổn định cuộc sống. Hai năm qua, giáo xứ Hải Hưng đã dạy nghề cho 450 thanh niên là con em giáo dân ở Vĩnh Thạnh. Nhiều thanh niên đã kiếm được việc làm, cuộc sống ổn định, tình hình ANTT trong xã được giữ vững, không còn xảy ra tình trạng gây rối trật tự công cộng, trộm cắp…
Hơn ba năm qua, đồng bào giáo dân huyện Vĩnh Thạnh đóng góp gần 20 tỷ đồng xây dựng hạ tầng nông thôn, thực hiện việc đền ơn đáp nghĩa, hỗ trợ người nghèo, khuyến học khuyến tài… Linh mục Vũ Đức Hước, Trưởng ban Đoàn kết Công giáo huyện Vĩnh Thạnh cho biết: “Thời gian qua, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo, đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp nông thôn và nông dân, nhờ vậy bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, giúp bà con nông dân lương, giáo trong huyện được cải thiện cuộc sống. Vì thế người dân không kể là lương hay giáo đều tích cực lao động, sản xuất chăm lo đời sống, để thoát nghèo vươn lên khá giả”.
Từ thành công của mô hình xứ, họ đạo ba không, năm 2012, Công an huyện Vĩnh Thạnh phối hợp các tôn giáo khác như: Phật giáo Việt Nam thống nhất, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài nhân rộng mô hình này ở các địa bàn khác.
Theo Nhandan
Ý kiến ()