LSO-Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) cùng với hưởng ứng và nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ngành GD coi đây là nền tảng để tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức trong đội ngũ cán bộ giáo viên, thúc đẩy các cuộc vận động, các phong trào thi đua của toàn ngành. Thực hiện Chỉ thị 36-CT/TU, ngày 23/7/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xóa thôn trường “trắng” đảng viên, ngành GD đã có cách làm hợp lý trong công tác bổ nhiệm, phân công cán bộ giáo viên khi tách trường, thành lập trường mới, đảm bảo cho các trường mới đều có đảng viên làm “nòng cốt” trong công tác phát triển đảng, xây dựng và thành lập chi bộ độc lập.Các đảng viên, những cán bộ quản lý giỏi của cấp tiểu học, ngành GD&ĐT Lạng SơnTại các nhà trường, việc duy trì tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động, có sơ kết,...
LSO-Thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (QLGD) cùng với hưởng ứng và nâng cao chất lượng thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, ngành GD coi đây là nền tảng để tăng cường giáo dục bản lĩnh chính trị, tư tưởng, đạo đức trong đội ngũ cán bộ giáo viên, thúc đẩy các cuộc vận động, các phong trào thi đua của toàn ngành.
Thực hiện Chỉ thị 36-CT/TU, ngày 23/7/2004 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xóa thôn trường “trắng” đảng viên, ngành GD đã có cách làm hợp lý trong công tác bổ nhiệm, phân công cán bộ giáo viên khi tách trường, thành lập trường mới, đảm bảo cho các trường mới đều có đảng viên làm “nòng cốt” trong công tác phát triển đảng, xây dựng và thành lập chi bộ độc lập.
|
Các đảng viên, những cán bộ quản lý giỏi của cấp tiểu học, ngành GD&ĐT Lạng Sơn |
Tại các nhà trường, việc duy trì tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động, có sơ kết, tổng kết, phát hiện và nhân rộng các điển hình tiên tiến được ban giám hiệu, công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội trong nhà trường quan tâm. Sự quan tâm ấy đã tiếp thêm động lực phấn đấu của đội ngũ cán bộ giáo viên; từ những thành tích bước đầu ấy, họ tiếp tục phấn đấu và được bồi dưỡng làm nguồn cho Đảng xem xét kết nạp. Phát triển Đảng trong trường học luôn là mối quan tâm chung của các đảng bộ, có đảng bộ đã ra nghị quyết chuyên đề về công tác phát triển đảng trong nhà trường như Đảng bộ Văn Quan. Các đảng bộ xã, thị trấn coi các nhà trường là nơi cung cấp “nguồn” phát triển đảng một cách ổn định, vừa đảm bảo chỉ tiêu kết nạp đảng trên giao, vừa đảm bảo chất lượng. Phó Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Lại cho rằng, quan tâm phát triển đảng trong các nhà trường tức là quan tâm đến công tác GD&ĐT, yếu tố đảm bảo phát triển bền vững ở địa phương; chính các đảng viên trong các nhà trường có nhiều đóng góp, tham mưu cho địa phương về công tác quan trọng này. Vì vậy, trong những năm qua công tác phát triển Đảng trong các nhà trường trên địa bàn luôn đạt khá.
Phát triển đảng viên trong các nhà trường đi đôi với công tác rèn luyện giáo dục đội ngũ. Đứng trong hàng ngũ của những người cộng sản trên mặt trận nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, những đảng viên mới trong các nhà trường luôn có ý thức phấn đấu rèn luyện bản lĩnh chính trị, tu dưỡng về đạo đức và giỏi về chuyện môn nghiệp vụ. Họ là nòng cốt của các nhà trường trong các cuộc vận động, các phong trào thi đua. Trưởng phòng GD Hữu Lũng nói rằng, chính vai trò làm gương của các đảng viên đã tạo nên diện mạo mới của toàn ngành GD huyện. Xóa trường “trắng” đảng viên trong điều kiện tách trường, thành lập trường mới là một cố gắng của ngành GD; đó cũng là một trong những biện pháp để các trường mới được tách, mới thành lập hoạt động nền nếp, nâng cao chất lượng GD.
Tuy vậy, toàn ngành vẫn còn tới 83 chi bộ sinh hoạt ghép; trong đó chủ yếu là chi bộ ghép giữa tiểu học và mầm non. Trong điều kiện tách trường, với tình trạng “chung” về cơ sở vật chất, sinh hoạt đảng vẫn được duy trì có nền nếp. Tuy vậy, cũng có nhiều cái khó, đó là: các đảng viên của trường học “nhờ” không thể hiện được hết vai trò của mình trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn; nội dung sinh hoạt thường bị phân tán nhiều vấn đề mà chưa đi sâu vào công tác lãnh đạo chuyên môn.
Qua trao đổi, một số trưởng phòng các phòng GD&ĐT, thấy rằng, trong “biện pháp tình thế” đó, chưa thể có sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Trong thời gian tới các chi bộ ghép sẽ quan tâm hơn đến công tác phát hiện, bồi dưỡng, giới thiệu để kết nạp các cán bộ, giáo viên ưu tú vào Đảng; từ đó sẽ thực hiện tách chi bộ ghép.
Trần Kim
Ý kiến ()