Ngày 27-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị trực tuyến với các Đoàn đại biểu QH 63 tỉnh, thành phố, thảo luận hai đề án quan trọng dự kiến trình QH tại kỳ họp thứ ba. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị.Thảo luận Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, các đại biểu thống nhất quan điểm của Ban soạn thảo cần tiếp tục đổi mới hoạt động của QH nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm QH thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Một số đại biểu đề nghị, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của QH, của từng Đại biểu QH, cũng như tăng số lượng Đại biểu QH chuyên trách, góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát. Nhiều đại biểu tán thành dự thảo của đề...
Ngày 27-4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) tổ chức hội nghị trực tuyến với các Đoàn đại biểu QH 63 tỉnh, thành phố, thảo luận hai đề án quan trọng dự kiến trình QH tại kỳ họp thứ ba. Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu chủ trì hội nghị.
Thảo luận Đề án Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của QH, các đại biểu thống nhất quan điểm của Ban soạn thảo cần tiếp tục đổi mới hoạt động của QH nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, bảo đảm QH thật sự là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Một số đại biểu đề nghị, cần tăng cường hơn nữa chức năng giám sát của QH, của từng Đại biểu QH, cũng như tăng số lượng Đại biểu QH chuyên trách, góp phần nâng cao chất lượng công tác giám sát. Nhiều đại biểu tán thành dự thảo của đề án quy định việc thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm đối với một số chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn và công bố công khai kết quả bỏ phiếu. Những chức danh được bỏ phiếu tín nhiệm hằng năm, nếu hai năm liên tiếp không đạt số phiếu quá bán sẽ được xem xét, trình QH miễn nhiệm hoặc từ chức.
Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận về Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Nhiều đại biểu cho rằng, tái cơ cấu nền kinh tế là việc làm cần thiết, nhằm phân bố lại các nguồn lực trên phạm vi quốc gia và toàn bộ nền kinh tế để nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý và năng động hơn, có năng lực cạnh tranh cao hơn và có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị bổ sung định hướng những lĩnh vực sẽ được tái cơ cấu, phù hợp ba đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015. Bên cạnh đó, cần đánh giá chi phí cần thiết để thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, bao gồm cả chi phí kinh tế, xã hội, thời gian, nhất là trong điều kiện của Việt Nam nguồn lực bị hạn chế, cả về tài chính và nhân lực. Việc tính toán chi phí sẽ góp phần xác định những nội dung cần ưu tiên thực hiện, tránh dàn trải, lãng phí.
Một số đại biểu đề nghị, cần có giải pháp tổng thể trong việc sắp xếp lại việc làm cho lao động dôi dư do tái cơ cấu và có giải pháp phù hợp giải quyết các vấn đề xã hội có thể phát sinh trong quá trình tái cơ cấu kinh tế.
Theo Nhandan
Ý kiến ()