Thứ 3, 26/11/2024 10:31 [(GMT +7)]
Xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Thứ 5, 25/03/2010 | 09:06:00 [(GMT +7)] A A
LSO-Xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng là một hình thức, chức năng lãnh đạo trong mỗi loại hình tổ chức cơ sở đảng từ chi bộ cơ sở đến các đảng bộ từ tỉnh đến Trung ương.
Thông qua việc xây dựng, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng qua đó đánh giá được chất lượng, chỉ ra những ưu, khuyết điểm trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng và đảng viên; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để tiếp tục xây dựng, củng cố nâng cao năng lực, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của mỗi đảng viên trong thực hiện nghị quyết của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Xây dựng nghị quyết và tổ chức thực hiện nghị quyết cũng như mạch máu; nghị quyết phải đi mau, xuyên suốt từ trên xuống dưới, công tác mau chóng thì việc gì cũng xong xuôi”. Một khi chủ trương xây dựng nghị quyết của Đảng phù hợp với quy luật khách quan, được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ sẽ là nhân tố tạo ra phong trào chuyển biến tích cực trong mọi phong trào thi đua phát triển kinh tế – xã hội của mỗi địa phương, đơn vị. Bác Hồ chỉ rõ: “Chính sách đúng đắn là nguồn gốc của mọi thắng lợi”. Song mọi công việc để đi đến thắng lợi thực sự cần phải tổ chức, phải đấu tranh.
Thông qua tổng kết đúc rút kinh nghiệm thực tiễn Bác đã phê bình nhắc nhở một số tổ chức cơ sở đảng: “Nghị quyết đầy túi áo, thông báo đầy túi quần, khi thi hành nghị quyết không linh hoạt, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của cơ sở. Hoặc thi hành một cách miễn cưỡng, làm không đến nơi, đến chốn, bỏ mất thời cơ tốt; lúc nên làm thì không làm, khi làm thì trễ rồi. Cuối cùng kết quả công việc đem lại nhỏ bé so với nhiều nghị quyết đề ra.
Bàn giao nhà tình nghĩa tại xã Hồ Sơn huyện Hữu Lũng Ảnh: D ương Nguyên |
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng và tổ chức thực hiện nghị quyết phải quan tâm đến chất lượng nghị quyết, phải phù hợp với thực tiễn, thuận lòng dân, Người nói: “Khi nghị quyết việc gì phải cẩn thận, rõ ràng. Khi đã nghị quyết thì phải kiên quyết thi hành”. Theo Người, để khắc phục tình trạng ra nghị quyết không sát với thực tiễn, không phù hợp lòng dân, thậm chí mắc sai lầm trong lãnh đạo, quản lý là phát huy dân chủ, đấu tranh để tìm ra chân lý, chắt lọc kiến thức kinh nghiệm tập hợp thành ý kiến chung để chỉ đạo thực hiện nghị quyết đạt hiệu quả cao hơn. Người cho rằng: “Một người dù tài giỏi đến mấy cũng khó có thể am hiểu trường tận mọi công việc, mọi lĩnh vực, do vậy cần phải có sự thảo luận trí tuệ của tập thể”. Theo Bác “Mọi công việc khi chưa quyết định thì tha hồ bàn cãi. Nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi, có bàn cãi là bàn cách tổ chức thực hiện cho tốt, thực hiện cho nhanh, nói đi đôi với làm trong tổ chức thực hiện nghị quyết đề ra”. Người cho rằng “khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của nghị quyết là việc tổ chức thực hiện”. Người nói: “Nếu việc ra nghị quyết là một, thì việc tổ chức nghị quyết phải là mười, hai mươi… Để tổ chức thực hiện có hiệu quả, Người còn yêu cầu chỉ rõ cách làm từng công việc cụ thể, việc nào làm trước, việc nào làm sau, cách làm việc của cán bộ nhân dân tại địa phương đó.
Để đưa nghị quyết của Đảng đi vào cuộc sống, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, công tác kiểm tra là việc làm không thể thiếu được trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết. Bác chỉ rõ: “Làm mù không kiểm tra thì không biết kết quả ra sao, không hiểu sai lệch thế nào để kịp thời sửa chữa. Người cho rằng: “chín phần mười khuyết điểm trong việc tổ chức thực hiện công việc của chúng ta là do thiếu sự kiểm tra công việc cụ thể, làm việc quan liêu, không bám sát phong trào, không nắm rõ tình hình trên dưới, do đó nhiều chủ trương đề ra không được thi hành đến nơi đến chốn.
Tiêu chí đánh giá chất lượng đưa nghị quyết Đảng đi vào cuộc sống, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Không học hỏi quần chúng nhân dân thì không lãnh đạo được dân. Do vậy mọi chủ trương, quyết sách đưa ra cần được dân thực luận, bàn bạc kỹ lưỡng, chỗ nào chưa thuận lòng dân để họ đề nghị sửa chữa. Vì trong thực tiễn cuộc sống, nguồn tri thức và kinh nghiệm phong phú của dân sẽ giúp cho cấp ủy đưa ra nghị quyết chính xác, tạo ra phong trào thi đua hăng say lao động sản xuất, thực hành tiết kiệm trong quần chúng. Theo đó là việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu, nói đi đôi với làm của cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ Đảng giao phó. Làm được như vậy tin chắc rằng mọi công việc dù khó khăn đến mấy chúng ta nhất định giành thắng lợi trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.
Đang tải dữ liệu
Poll
Ý kiến ()