Xây dựng thương hiệu để tìm đầu ra cho sản phẩm các làng nghề truyền thống Huế
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến 2025. Theo đó, tổng giá trị sản xuất làng nghề, nghề đến năm 2015 đạt 1.200 tỷ - 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động nông thôn; đến năm 2020 đạt 2.000 tỷ - 2.500 tỷ đồng, tạo việc làm trên 18.000 lao động; đóng góp xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng.
Hiện nay, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn đến năm 2020, định hướng đến 2025. Theo đó, tổng giá trị sản xuất làng nghề, nghề đến năm 2015 đạt 1.200 tỷ – 1.500 tỷ đồng, tạo việc làm cho trên 15.000 lao động nông thôn; đến năm 2020 đạt 2.000 tỷ – 2.500 tỷ đồng, tạo việc làm trên 18.000 lao động; đóng góp xuất khẩu khoảng 200 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ cơ giới hóa trong các làng nghề đạt 25-30%; đến năm 2020 tỷ lệ này đạt 65%; và có 100% các cơ sở, cụm, điểm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn, trên 30 làng nghề được công nhận làng nghề truyền thống, xây dựng được thương hiệu để tìm đầu ra cho sản phẩm. Hiện tại, tỉnh Thừa Thiên – Huế có 3.486 hộ cá thể, cơ sở, doanh nghiệp tham gia các hoạt động sản xuất tại 95 làng nghề tập trung và 84 nghề riêng lẻ, trong đó có nhiều làng nghề và nghề truyền thống có giá trị lịch sử văn hóa, hiệu quả kinh tế, du lịch cao; doanh thu từ các làng nghề đạt khoảng từ 900 tỷ – 1.000 tỷ đồng; đã giải quyết việc làm ổn định cho khoảng 15.000 lao động, với thu nhập bình quân từ 500.000 đồng – 3 triệu đồng/tháng; riêng lao động thời vụ lúc nông nhàn cho thu nhập từ 350.000 đồng – 1 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, nghề và làng nghề của tỉnh Thừa Thiên – Huế đa số có quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa còn đơn điệu, chưa có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nghề còn hạn chế; lao động tại các làng nghề và nghề đơn giản trong tình trạng thiếu thợ giỏi, trình độ điều hành và nắm bắt thị trường còn thấp. Định hướng phát triển các làng nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên – Huế đến năm 2020 gắn với việc đầu tư, cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng của các làng nghề ở các địa phương. Ngoài hệ thống cơ sở hạ tầng sẵn có của các làng, cần tiếp tục đầu tư cải tạo theo hướng khôi phục, bảo tồn các giá trị truyền thống gắn với làng nghề. Quan tâm ưu tiên hàng đầu hiện nay của Thừa Thiên – Huế là xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu riêng cho các sản phẩm của các làng nghề truyền thống. Việc phát triển làng nghề phải dựa trên tiềm năng, lợi thế về tay nghề, nguyên liệu và truyền thống sẵn có để sáng tạo ra những sản phẩm mới có tính độc đáo hơn so với những sản phẩm đã có ở các nơi khác để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường cũng như thu hút khách hàng mới. Hiện, các mặt hàng truyền thống như nón Huế đã được Sở Khoa học & công nghệ Thừa Thiên – Huế xây dựng chỉ dẫn địa lý; tôm chua Huế, thanh trà Huế được Cục sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học & Công nghệ cấp chứng nhận “Nhãn hiệu tập thể”. Chủ tịch Hội Nón lá Nguyễn Thị Thúy Hòa cho biết: Từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, nón lá Huế đã khẳng định được thương hiệu, danh tiếng với những đặc trưng riêng về màu sắc, kiểu dáng, kích thước, trọng lượng, độ bền… tạo nên sự khác biệt so với nón lá của các địa phương khác. Về các chỉ tiêu chất lượng chính của nón lá Huế màu trắng xanh, có những đường điểm xuyết màu xanh rất nhẹ theo chiều dọc lá, nón mỏng, nhẹ, thanh tao, mềm mại, đẹp chắc, bền và cân đối. Từ đó, các làng nghề chằm nón lá tiếp tục được phát triển như: Thôn Đốc Sơn, phường An Hòa; làng nón Phủ Cam, phường Phước Vĩnh (thành phố Huế); thôn Mỹ Lam và thôn An Lưu, xã Phú Mỹ; thôn Đông Đỗ và thôn Đồng Di, xã Phú Hồ; thôn Tân Mỹ, thị trấn Thuận An; thôn Thanh Dương, xã Phú Diên; thôn Truyền Nam, xã Phú An; thôn Dương Nỗ, xã Phú Dương (huyện Phú Vang); làng Thanh Tân, xã Phong Sơn thuộc (Phong Điền)… cung cấp cho thị trường mỗi năm hàng chục vạn chiếc nón lá. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()