Xây dựng Thừa Thiên - Huế thành đô thị trung tâm đặc sắc
Một góc TP Huế bên bờ sông Hương đang được xây dựng khang trang, hiện đại. Thừa Thiên - Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. theo quy hoạch, TP Huế là một trong năm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm của khu vực miền trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.Một chủ trương lớn của Đảng đang đi vào cuộc sốngQua hơn ba năm thực hiện Kết luận 48KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên - Huế và đô thị Huế đến năm 2020; xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2014 - 2015. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trận lũ lịch sử năm 1999. Nhưng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên - Huế với quyết tâm chính trị cao, đoàn kết...
![]() Một góc TP Huế bên bờ sông Hương đang được xây dựng khang trang, hiện đại. |
Thừa Thiên – Huế là vùng đất văn hiến, có bề dày lịch sử, văn hóa đặc sắc và truyền thống cách mạng vẻ vang. theo quy hoạch, TP Huế là một trong năm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; là trung tâm của khu vực miền trung và một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch; khoa học và công nghệ, y tế chuyên sâu và giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.
Một chủ trương lớn của Đảng đang đi vào cuộc sống
Qua hơn ba năm thực hiện Kết luận 48KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế và đô thị Huế đến năm 2020; xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, giai đoạn 2014 – 2015. Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trận lũ lịch sử năm 1999. Nhưng Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên – Huế với quyết tâm chính trị cao, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu quan trọng, có bước phát triển tương đối nhanh và khá toàn diện; đang trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung; tạo ra vị thế mới, tiền đề quan trọng để xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Kinh tế tăng trưởng ở mức cao và ổn định, bình quân 11,8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, trong đó tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng từ 83,4% (năm 2009) lên 84,9% (năm 2011); tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 16,5% xuống còn 15,1%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2011 đạt 1.300 USD. Thu ngân sách tăng từ 2.500 tỷ đồng (năm 2009) lên 3.523 tỷ đồng (năm 2011). Du lịch phát triển cả về quy mô và chất lượng, đang thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể, chất lượng cuộc sống được nâng lên; an sinh xã hội được bảo đảm.
Đặc biệt, hệ thống đô thị được mở rộng, phát triển nhanh và đúng quy hoạch, diện mạo đô thị đã có nhiều khởi sắc, thành phố vườn, đô thị sinh thái đang từng bước hình thành và phát triển theo hướng bền vững. Đã thành lập thị xã Hương Thủy, Hương Trà, thị trấn Phú Đa. Đến nay, toàn tỉnh có 11 đô thị (một đô thị loại I, hai đô thị loại IV và tám đô thị loại V), tỷ lệ dân cư đô thị đến năm 2011 đạt 48%. Thị trấn Thuận An được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng đạt chuẩn đô thị loại 4… Kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư phát triển. Hệ thống cấp nước sinh hoạt trong đô thị Huế và vùng phụ cận được nâng cấp, cải tạo. Hoàn thành dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô. Hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản hoàn thiện. Công tác chỉnh trang đô thị được chú trọng, nhất là đô thị Huế.
Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều thành tựu. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của trung tâm đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều bước tiến quan trọng. Bệnh viện Trung ương Huế – Bệnh viện hạng đặc biệt, cùng với Trường đại học Y Dược Huế, hệ thống bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh làm nòng cốt để xây dựng trung tâm y tế chuyên sâu. Khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển, từng bước hình thành trung tâm khoa học – công nghệ của cả nước. Các thiết chế văn hóa được nâng cấp, xây mới. Thành công các kỳ Festival Huế đã góp phần phát huy vị thế của văn hóa Việt Nam và bản sắc văn hóa Huế.
Chính trị – xã hội ổn định; Quốc phòng – an ninh được giữ vững, không để xảy ra tình huống bị động và bất ngờ. Công tác xây dựng Đảng được chú trọng, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng và đảng viên được nâng lên. Hệ thống chính trị được kiện toàn và củng cố. Triển khai sâu rộng việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”; nội bộ đoàn kết, xã hội đồng thuận, nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.
Tuy vậy, vẫn còn một số hạn chế và khó khăn: Công tác triển khai chỉ đạo thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị vẫn còn lúng túng. Tăng trưởng kinh tế còn dựa vào các yếu tố phát triển theo chiều rộng, chậm phát triển sang chiều ngang. Thành phố có hai Di sản văn hóa thế giới nhưng chưa tạo bước đột phá về du lịch, dịch vụ. Thu ngân sách hằng năm vẫn còn thấp, nguồn đầu tư phát triển hạ tầng đô thị vượt ngoài khả năng cân đối của tỉnh, nguồn hỗ trợ của Trung ương chưa đáp ứng. Đây là khó khăn lớn trong việc hoàn thành các chương trình, đề án để bảo đảm các tiêu chí đô thị loại 1. Nhiều chương trình, đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng chưa bố trí nguồn lực hoặc bố trí chưa nhiều để triển khai thực hiện. Đề nghị Trung ương cho tỉnh được hưởng một số cơ chế và chính sách đặc thù.
Quyết tâm xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương
Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thừa Thiên – Huế nêu cao tinh thần đoàn kết, nhất trí về tư tưởng và hành động, tạo động lực mạnh mẽ trong nội bộ Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân; với chương trình hành động cụ thể trong tất cả các hướng và kế hoạch của từng bước đi. Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng Thừa Thiên – Huế phát triển nhanh và bền vững, đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong những chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Thừa Thiên – Huế năm 2011 và 2012, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến chỉ đạo: Xây dựng Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là mục tiêu lớn và quan trọng, nằm trong chiến lược phát triển đất nước, theo Kết luận 48 của Bộ Chính trị.
Năm 2012, tập trung phát triển đô thị: Đô thị Thừa Thiên – Huế hàm chứa sự đa dạng về địa hình – sông núi, gò đồi, đầm phá, biển và cảnh quan thiên nhiên phong phú. Đặc biệt, tạo cho Huế có hình ảnh riêng biệt, có sự hài hòa thống nhất giữa cái cũ và cái mới, giữa bảo tồn và phát triển. Làm cho con người Thừa Thiên – Huế tự hào về đô thị của mình, một nét riêng mà chỉ “đô thị mình” mới có. Lịch sử Thừa Thiên – Huế là lịch sử của một vùng đất khá đặc biệt; sự phát triển của đô thị Thừa Thiên – Huế có đặc điểm khác với đô thị trong cả nước, được hình thành phát triển theo chùm đô thị, đô thị động lực và đô thị mới, trong đó TP Huế là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân. Để xứng tầm là đô thị trung tâm, đô thị hạt nhân, Thừa Thiên – Huế phải quy hoạch phát triển theo trục sông Hương, từ Bình Điền đến Thuận An và hướng ra biển. Trung tâm cảnh quan của Huế, tạo nên vẻ đẹp Huế chính là sông Hương. Đô thị Thừa Thiên – Huế đang được xây dựng, phát triển theo hướng: Thành phố vườn, đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa và thân thiện với môi trường. Đây là giải pháp phát triển tốt nhất, vừa bảo đảm sự cân bằng về mặt sinh thái lại mang tính bền vững cao; hiện đại mà vẫn giữ nguyên được những nét truyền thống, có sắc thái riêng của một vùng đất văn hiến và văn hóa đặc sắc. Thành phố vườn, đô thị sinh thái gắn kết với phát triển nông thôn ven đô; gắn bó hài hòa và phát triển bền vững giữa đô thị với các vùng nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; những làng nghề truyền thống mang đặc thù về một Thừa Thiên – Huế ngày càng giàu đẹp.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()