Nếu như chỉ cách đây một thời gian ngắn, công tác lập quy hoạch vẫn còn nhiều vướng mắc từ các văn bản hướng dẫn của Trung ương đến kinh phí thực hiện. Nhưng cho đến nay, hướng dẫn số 01 của Sở Xây dựng về quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã cơ bản giải quyết được những vướng mắc đó. Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phủ kín quy hoạch tại các xã được lựa chọn là nhiệm vụ trọng tâm của Lạng Sơn trong năm 2011. Công tác tuyên truyền trong thời gian qua đã được tăng cường với sự vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn, không chỉ nhận thức của cán bộ mà nhận thức của người dân về nông thôn mới cũng có chuyển biến rõ rệt. Biểu hiện cụ thể là từ đầu năm đến nay phong trào làm thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn đã được nhân dân các địa phương nhiệt tình hưởng ứng và đóng góp hàng chục vạn ngày công, thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng nông thôn. Không những thế, những tấm gương hiến đất xây dựng các công trình công cộng ngày một nhiều hơn và hình thành một phong trào ở nhiều địa phương…Mới chỉ là chặng đường đầu, nhưng đây là chặng đường quyết định cho việc xây dựng thành công nông thôn mới. Những thành công trong chặng đường vừa qua ghi dấu sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Con đường xây dựng nông thôn mới ở Lạng Sơn đã trở nên gần và rõ nét hơn.
LSO-Mặc dù đã chuẩn bị từ khá lâu, nhưng kể từ ngày UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 vào trung tuần tháng 2/2011, Lạng Sơn mới chính thức bắt tay vào triển khai thực hiện. Những bước đi đầu tiên là cả một khối lượng công việc khổng lồ với rất nhiều những lúng túng, băn khoăn… Nhưng rồi những khó khăn ban đầu ấy cũng qua đi, bước đường xây dựng nông thôn mới ngày một rõ nét hơn, gần hơn với Lạng Sơn. Chặng đường ấy ghi dấu sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị.
|
Mở đường giao thông, phát triển hạ tầng nông thôn ở xã Cao Lâu, huyện Cao Lộc |
Còn nhớ trong hội nghị triển khai của tỉnh, bộ máy tổ chức chỉ đạo của tỉnh đã kiện toàn, nhưng đó mới chỉ là tất cả những gì mà Lạng Sơn đang có. Mục đích, ý nghĩa đặc biệt quan trọng của chương trình thì không có gì phải bàn, nhưng khi mới “chập chững” bắt tay vào xây dựng thì nông thôn mới quả thực quá rộng lớn, mênh mông. Cái khó khăn lộ rõ trong thời điểm bấy giờ không phải là vật lực mà chính là rất nhiều địa phương từ cấp huyện đến cơ sở còn rất mông lung, chưa nhận thức rõ về nông thôn mới. Điều mà ông Nguyễn Đăng Khoa, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về xây dựng nông thôn mới đã thẳng thắn chỉ ra là: Lãnh đạo các địa phương còn thiếu quyết tâm. Thể hiện ở chỗ ngoài những xã điểm tỉnh đã chọn để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện, nhiều huyện không chọn thêm xã để chỉ đạo triển khai; thậm chí trong quá trình kiện toàn Ban chỉ đạo, nhiều huyện còn dự kiến phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng ban, trong khi đó với chương trình quan trọng và phức tạp như xây dựng nông thôn mới thì vị trí đó cần phải trực tiếp Chủ tịch UBND làm Trưởng ban…Rồi rất nhiều những băn khoăn nữa được nêu ra đó là: Nguồn lực xây dựng nông thôn mới lấy từ đâu? Vận động, huy động sức dân thế nào? Quy hoạch, xây dựng đề án ra sao…
Những vấn đề nêu ra quả thực là những khó khăn rất lớn, nhưng đồng thời, những khó khăn lộ diện cũng là tín hiệu mừng, để từ đó Lạng Sơn xác định được hướng đi, tập trung xây dựng giải pháp để tháo gỡ. Như đồng chí Nguyễn Thế Tuy, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ và quyết tâm của toàn Đảng bộ và các tầng lớp nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Cụ thể hóa quyết tâm đó, Ban chỉ đạo của tỉnh đã nỗ lực vừa học hỏi kinh nghiệm từ các địa phương khác, vừa tìm những hướng đi phù hợp với điều kiện thực tế của Lạng Sơn và tăng cường chỉ đạo các địa phương. Lộ trình xây dựng nông thôn mới đến 2015 cũng được điều chỉnh lên mức cao hơn, sát với mục tiêu chung của cả nước. Thường trực Ban Chỉ đạo của tỉnh được mở rộng từ 5 thành viên lên 9 thành viên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Sau hội nghị triển khai của tỉnh, những chuyến tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế từ các tỉnh bạn, các lớp tập huấn cho cán bộ từ huyện đến cơ sở được tổ chức đã làm chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, cũng như kiến thức về xây dựng nông thôn mới. Cho đến thời điểm này toàn bộ 11 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ chức hội nghị triển khai từ huyện đến xã. Thành phố Lạng Sơn đi đầu với tổ chức bộ máy xây dựng đến tận cấp thôn, bản. Đồng loạt các huyện khác cũng triển khai nhanh chóng, điển hình như Hữu Lũng đã triển khai xong việc rà soát, đánh giá thực trạng, tiến đến chọn tư vấn xây dựng quy hoạch. Số kinh phí 25 tỷ đồng dành để xây dựng quy hoạch cũng đang được các địa phương phân bổ về xã.
Nếu như chỉ cách đây một thời gian ngắn, công tác lập quy hoạch vẫn còn nhiều vướng mắc từ các văn bản hướng dẫn của Trung ương đến kinh phí thực hiện. Nhưng cho đến nay, hướng dẫn số 01 của Sở Xây dựng về quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đã cơ bản giải quyết được những vướng mắc đó. Lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới và phủ kín quy hoạch tại các xã được lựa chọn là nhiệm vụ trọng tâm của Lạng Sơn trong năm 2011. Công tác tuyên truyền trong thời gian qua đã được tăng cường với sự vào cuộc của các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn, không chỉ nhận thức của cán bộ mà nhận thức của người dân về nông thôn mới cũng có chuyển biến rõ rệt. Biểu hiện cụ thể là từ đầu năm đến nay phong trào làm thủy lợi nhỏ, giao thông nông thôn đã được nhân dân các địa phương nhiệt tình hưởng ứng và đóng góp hàng chục vạn ngày công, thúc đẩy sự phát triển của hạ tầng nông thôn. Không những thế, những tấm gương hiến đất xây dựng các công trình công cộng ngày một nhiều hơn và hình thành một phong trào ở nhiều địa phương…Mới chỉ là chặng đường đầu, nhưng đây là chặng đường quyết định cho việc xây dựng thành công nông thôn mới. Những thành công trong chặng đường vừa qua ghi dấu sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Con đường xây dựng nông thôn mới ở Lạng Sơn đã trở nên gần và rõ nét hơn.
Lê Minh
Ý kiến ()