LSO-Xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, được tỉnh chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau gần hai năm thực hiện xã đã huy động mọi nguồn lực, tập trung sức người, sức của, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành hơn 9/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Vì thế bộ mặt nông thôn trên miền đất ải Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc. Nhân dân huyện Chi Lăng làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới - Ảnh: Gia HuyXã Chi Lăng có diện tích tự nhiên hơn 24 km2, với 14 thôn bản, có hơn 1.120 hộ, với 5.250 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ nhỏ. Trước những năm 2000, đời sống của bà con các dân tộc trong xã gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến hơn 27%. Nhưng từ năm 2001, Đảng bộ xã nêu quyết tâm: phát triển kinh tế là vấn đề trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Để tạo bước đột phá, Đảng bộ xã huy động mọi nguồn lực tập...
LSO-Xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, được tỉnh chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM). Sau gần hai năm thực hiện xã đã huy động mọi nguồn lực, tập trung sức người, sức của, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu hoàn thành hơn 9/19 tiêu chí về xây dựng NTM. Vì thế bộ mặt nông thôn trên miền đất ải Chi Lăng đã có nhiều khởi sắc.
Nhân dân huyện Chi Lăng làm đường giao thông xây dựng nông thôn mới – Ảnh: Gia Huy
Xã Chi Lăng có diện tích tự nhiên hơn 24 km2, với 14 thôn bản, có hơn 1.120 hộ, với 5.250 nhân khẩu. Cơ cấu kinh tế của xã chủ yếu là sản xuất nông, lâm nghiệp và dịch vụ nhỏ. Trước những năm 2000, đời sống của bà con các dân tộc trong xã gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến hơn 27%. Nhưng từ năm 2001, Đảng bộ xã nêu quyết tâm: phát triển kinh tế là vấn đề trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Để tạo bước đột phá, Đảng bộ xã huy động mọi nguồn lực tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như: trường học, trạm y tế, đường giao thông nông thôn… Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, sự điều hành của chính quyền, sự phối kết hợp của các đoàn thể, nhân dân các dân tộc trong xã đã nỗ lực thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nổi bật nhất là phát triển cây na dai trên vùng núi đá, đến nay đã có hơn 200 ha cây na được các hộ gia đình trồng dọc dãy núi đá vôi, trở thành cây chủ lực để xoá đói, giảm nghèo. 100% diện tích gieo trồng đều được bà con đưa giống mới vào sản xuất nên năng suất, sản lượng ngày càng tăng; hệ số sử dụng đất tăng từ hai đến ba vụ. Nhờ đó đời sống của bà con trong xã đã không ngừng tăng, tỷ lệ hộ nghèo giảm, không còn hộ đói…
Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, năm 2011 xã Chi Lăng được tỉnh chọn là xã điểm xây dựng NTM. Để đồn sức tạo ra bộ mặt NTM, Đảng bộ xã tập trung lãnh đạo huy động sức dân, xây dựng cơ sở hạ tầng bao gồm các công trình phúc lợi như: trường học, trạm xá…Với tinh thần gương mẫu, đảng viên đi trước, làng nước theo sau, hầu hết các đảng viên từ Đảng uỷ, đến các chi bộ cơ sở đều tuyên truyền vận động đảng viên, các hộ gia đình đóng góp sức người, sức của cho xây dựng NTM. Chủ tịch UBND xã, Hoàng Văn Khai cho biết, được tỉnh chọn làm điểm xây dựng NTM, gần hai năm qua, nhân dân các dân tộc trong xã đã góp công sức, tiền của, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng số tiền trị giá lên tới hơn 16 tỷ đồng. Điển hình là nhà văn hoá xã được người dân hiến gần 100 m2 đất, để xây dựng sân khấu ngoài trời cho bà con vui xuân đón tết, cả công trình trị giá hơn 47 triệu đồng, đều do bà con đóng góp. Cùng với huy động sức dân, xã được nhà nước hỗ trợ hơn 1,2 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Nhờ những nỗ lực đó, kết thúc năm 2012 xã đã phấn đấu hoàn thành 9/19 tiêu chí xây dựng NTM, (bao gồm tiêu chí về: quy hoạch, điện, thủy lợi, trường học, an ninh trật tự…), hệ thống: đường, trường, trạm đầy đủ khang trang sạch đẹp; 14/14 thôn có đường bê tông; trạm y tế, trường trung học phổ thông và trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia; xây ba cầu bắc qua sông Thương, tạo điều kiện cho bà con đi lại. Đến nay, 14 thôn bản đã xây dựng được nhà văn hoá, 100% số hộ dân được sử dụng nước sạch. Tuy đã có những bước chuyển đáng kể, nhưng theo Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Khai, vẫn còn nhiều trăn trở, đề nghị nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ phát triển kinh tế, vốn cho phát triển sản xuất…
Mô hình trồng khảo nghiệm giống cà chua mới tại xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng – Ảnh: B.T
Với những thành tích và cách làm cụ thể đó, từ năm 2000 đến nay, Đảng bộ xã Chi Lăng luôn được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh toàn diện. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể là đơn vị vững mạnh xuất sắc liên tục được tặng cờ, bằng khen của Chính phủ. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong xã đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, nhờ có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, trên quê hương đất ải Chi Lăng anh hùng.
Hùng Tráng
Ý kiến ()