LSO-Một trong những kinh nghiệm được các xã triển khai thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng là phát huy vai trò của chủ thể, để người nông dân tham gia vào mọi khâu trong quá trình xây dựng. Muốn vậy mỗi người dân phải hiểu rõ về chương trình này.Mô hình giống hồi ghép cho năng suất cao tại Công ty giống lâm nghiệp Đông Bắc phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dưng nông thôn mớiLạng Sơn đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được hơn 6 tháng, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, các ngành hữu quan đã tích cực chung tay tháo gỡ được những khó khăn ban đầu và đẩy nhanh được tiến độ triển khai. Tuy nhiên sự nỗ lực ấy vẫn chỉ thể hiện ở phía nhà nước, vai trò chủ thể của người nông dân thực tế vẫn còn rất mờ nhạt. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đăng Phù, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia thẳng thắn: Đa phần người dân chưa hiểu hết về...
LSO-Một trong những kinh nghiệm được các xã triển khai thí điểm chương trình xây dựng nông thôn mới của Ban Bí thư Trung ương Đảng là phát huy vai trò của chủ thể, để người nông dân tham gia vào mọi khâu trong quá trình xây dựng. Muốn vậy mỗi người dân phải hiểu rõ về chương trình này.
|
Mô hình giống hồi ghép cho năng suất cao tại Công ty giống lâm nghiệp Đông Bắc phục vụ cho phát triển sản xuất, xây dưng nông thôn mới |
Lạng Sơn đã triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới được hơn 6 tháng, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp, các ngành hữu quan đã tích cực chung tay tháo gỡ được những khó khăn ban đầu và đẩy nhanh được tiến độ triển khai. Tuy nhiên sự nỗ lực ấy vẫn chỉ thể hiện ở phía nhà nước, vai trò chủ thể của người nông dân thực tế vẫn còn rất mờ nhạt. Trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đăng Phù, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu, huyện Bình Gia thẳng thắn: Đa phần người dân chưa hiểu hết về xây dựng nông thôn mới, nên sự tham gia của họ vào quá trình này còn nhiều hạn chế. Là xã điểm chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, nhưng cho đến nay, tổ chức bộ máy xây dựng nông thôn mới của Tô Hiệu cũng mới chỉ dừng lại ở cấp xã, các ban phát triển thôn chưa được thành lập và hầu hết các hội nghị triển khai tuyên truyền vẫn rất chung chung dành cho các đối tượng là cán bộ xã, thôn. Hay nói cách khác, công tác tuyên truyền chưa cụ thể đến từng người dân. Cho đến thời điểm hiện tại, khó khăn nhất ở Tô Hiệu là mặt bằng để xây dựng các công trình, với đặc thù là xã miền núi, địa phương không phải là thiếu đất, nhưng việc vận động nhân dân hiến đất để xây dựng các công trình công cộng xem ra lại rất khó. Như vậy công cuộc xây dựng nông thôn mới ở Tô Hiệu vẫn mới chỉ là việc của Nhà nước, còn vai trò của chủ thể chưa được thể hiện. Không chỉ riêng ở Tô Hiệu mà tình trạng này xảy ra khá phố biến ở các địa phương khác. Rất nhiều người dân vẫn nhầm lẫn xây dựng nông thôn mới là một dự án đầu tư và quá trình ấy, họ chỉ thụ động chờ nhà nước. Đồng chí Vy Văn Thành, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã khẳng định: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng yếu của cả hệ thống chính trị, đây không phải là một dự án đầu tư mà là một chương trình, một cuộc vận động lớn có sự đầu tư của Nhà nước, nhưng phát huy nội lực là chính. Có nhiều ý kiến nhận định: Hạn chế lớn nhất từ khi triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới đến nay chính là công tác tuyên truyền. Đây là một chương trình lớn, toàn diện, nhưng hầu hết các cấp, các ngành đều chưa xây dựng chương trình tuyên truyền riêng cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của đơn vị mình. Đa số đều thực hiện tuyên truyền xây dựng nông thôn mới một cách chung chung và lồng ghép với các chương trình khác nên hiệu quả chưa cao. Nói cách khác, tuyên truyền chưa có trọng tâm, chưa nêu bật được vai trò của chủ thể và chưa đánh tan được “sức ì” của người dân.
Trong thời điểm này, cũng là xã điểm của tỉnh, xã Mai Pha, thành phố Lạng Sơn đã và đang có những bước đi tiên phong trong công tác tuyên truyền. Ngay sau khi thành lập Ban quản lý xây dựng nông thôn mới của xã, địa phương đã thành lập các Ban phát triển nông thôn mới ở các thôn bản. Những ban này có trách nhiệm vận động nhân dân cùng tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn mới ngay tại thôn đó. Thông qua các lớp tập huấn, các thành viên của Ban phát triển trở thành những “tuyên truyền viên” tiếp tục tuyên truyền những nội dung cụ thể của xây dựng nông thôn mới đến từng người dân ở thôn bản của mình. Trong những năm qua, việc huy động sức dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như làm đường giao thông, thủy lợi đã trở thành phong trào trên địa bàn tỉnh; đã có những cá nhân hiến hàng ngàn m2 đất để xây dựng các công trình công cộng… Chính vì vậy công tác tuyên truyền cần tập trung để đưa các phong trào đó trở nên sâu rộng hơn, có sức lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa. Xây dựng nông thôn mới chỉ có thể thành công khi người nông dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình và tham gia vào mọi khâu trong quá trình ấy.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()