Cách đây tròn 67 năm, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới rằng, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền CNXH.Ngay từ khi ra đời, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, nạn đói hoành hành, vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, Nhà nước ta - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông - Nam Á đã thể hiện rõ bản chất một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân.Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp...
Cách đây tròn 67 năm, sau thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới rằng, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam – kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền CNXH.
Ngay từ khi ra đời, trong bối cảnh thù trong, giặc ngoài, nạn đói hoành hành, vận mệnh đất nước ngàn cân treo sợi tóc, Nhà nước ta – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông – Nam Á đã thể hiện rõ bản chất một Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ với nhân dân, bảo vệ và phục vụ lợi ích của nhân dân.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước ta đã không ngừng lớn mạnh, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước theo con đường XHCN. Qua hơn 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCH đã được đẩy mạnh; tổ chức bộ máy ngày càng hoàn thiện hơn; phương thức hoạt động của Nhà nước được đổi mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN trong những năm qua còn một số hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội và quản lý đất nước.
Năm nay, chúng ta kỷ niệm 67 năm Quốc khánh 2-9 trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đang nỗ lực triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, các Nghị quyết của QH khóa XIII, đặc biệt là Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XI): Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Kết luận Hội nghị T.Ư 5 (khóa XI) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; về Tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992 và một số nội dung cần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra những yêu cầu mới trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN, của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã chỉ rõ: Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; quyền lực Nhà nước là thống nhất; có sự phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Theo đó, Nhà nước mà chúng ta đang xây dựng phải là một Nhà nước đủ khả năng quản lý kinh tế, quản lý xã hội bằng pháp luật, chăm lo, phục vụ nhân dân, gắn bó mật thiết với nhân dân, bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của mọi người dân; tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Một nhà nước với thể chế dân chủ, minh bạch; bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, vững mạnh và tinh thông nghiệp vụ.
Để đáp ứng những yêu cầu này, một trong những nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hiện nay là chúng ta cần sớm hoàn thiện bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật để tổ chức quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, trong đó có việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 theo tinh thần Hội nghị T.Ư 5 (khóa XI) vừa qua. Trên cơ sở Hiến pháp, Nhà nước cần xây dựng cơ chế kiểm soát, ngăn ngừa tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm, lạm quyền, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền dân chủ của công dân để giữ nghiêm kỷ cương, phép nước. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách nền hành chính Nhà nước và cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Đồng thời, kiên quyết trừng trị mọi hành vi xâm phạm lợi ích quốc gia và của công dân.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của mọi cấp, mọi ngành và toàn thể nhân dân ta. Kỷ niệm Quốc khánh năm nay cũng là dịp kỷ niệm 43 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa. Tưởng nhớ Người, học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, mỗi chúng ta hãy nêu cao ý chí cách mạng, tích cực học tập, lao động sáng tạo, đóng góp nhiều ý kiến để xây dựng Nhà nước ta thật sự là Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đó cũng là hành động thiết thực thực hiện Di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu: “Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Theo Nhandan
Ý kiến ()