Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người
Ngày 28-12-2011, Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp T.Ư đã ban hành Chương trình trọng tâm công tác cải cách tư pháp (CCTP) giai đoạn 2011 - 2016. Theo đó, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp...Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm... Công khai các chuẩn mực, các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp để nhân dân giám sát thực hiện. Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ của các cán bộ tư pháp.Trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011 - 2016 được xác định là tiếp tục tổ...
Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, bảo vệ công lý, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật; đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm… Công khai các chuẩn mực, các quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động tư pháp để nhân dân giám sát thực hiện. Tăng cường tính minh bạch, trách nhiệm trong hoạt động công vụ của các cán bộ tư pháp.
Trọng tâm công tác CCTP giai đoạn 2011 – 2016 được xác định là tiếp tục tổ chức nghiên cứu, quán triệt và xây dựng kế hoạch thể chế hóa các chủ trương, định hướng đã được xác định rõ trong các văn kiện, nghị quyết của Đảng; sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách không còn phù hợp với thực tiễn và những vấn đề mới phát sinh trong hoạt động tư pháp. Tổ chức nghiên cứu các vấn đề lý luận về tư pháp; xác định rõ vị trí, vai trò của quyền lực tư pháp và nội dung, cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền tư pháp; mối quan hệ giữa các cơ quan thực hiện quyền tư pháp với các cơ quan lập pháp và hành pháp.
Tiếp tục hoàn thiện pháp luật hình sự, đề cao hiệu quả phòng ngừa, tính nhân đạo, hướng thiện và bảo vệ quyền con người trong việc xử lý người phạm tội. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật tố tụng tư pháp, hoàn thành việc nghiên cứu xác định rõ mô hình tố tụng hình sự Việt Nam, mô hình các cơ quan tư pháp trong quân đội; tổ chức lại cơ quan điều tra, xây dựng, hoàn thiện thể chế và có giải pháp thực hiện hiệu quả trên thực tế chủ trương tăng cường và nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa, tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra. Tiếp tục hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo hướng quy định chặt chẽ những căn cứ kháng nghị và trách nhiệm của người ra kháng nghị; khắc phục tình trạng kháng nghị tràn lan, thiếu căn cứ nhưng đồng thời cũng không để người bị oan, sai mà không được bảo vệ. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan tư pháp Trung ương trong công tác xây dựng pháp luật, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, thể chế hóa kịp thời, đúng đắn các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả trên thực tế.
Xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật về tổ chức, hoạt động của các cơ quan tư pháp bảo đảm tính khoa học, đồng bộ, đề cao tính độc lập, khách quan, tuân thủ pháp luật của từng cơ quan, chức danh tư pháp. Tiếp tục xây dựng và triển khai đồng bộ các giải pháp tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ có chức danh tư pháp, nâng cao hiệu quả công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, hạn chế tình trạng oan, sai, bỏ lọt tội phạm và người phạm tội; công khai minh bạch các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; giải quyết dứt điểm các vụ việc bức xúc, kéo dài; khắc phục tình trạng án tồn đọng quá hạn luật định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế về hòa giải theo hướng tăng cường và nâng cao chất lượng hòa giải trong hoạt động tư pháp.
Khẩn trương xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động các cơ quan, tổ chức bổ trợ tư pháp. Tiếp tục mở rộng phạm vi xã hội hóa hoạt động thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý, giám định tư pháp… Khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, thi tuyển, bổ nhiệm cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp, trọng tâm là cán bộ có chức danh tư pháp.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử, bảo đảm phát huy quyền dân chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động tư pháp; xác định rõ thẩm quyền, nội dung, phạm vi, trình tự, thủ tục giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và HĐND các cấp đối với các cơ quan tư pháp và hoạt động tư pháp. Tiếp tục hoàn thiện phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với công tác tư pháp trong tình hình mới; bảo đảm các cơ quan tư pháp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết 49-NQ/T.Ư.
Chương trình cũng nhấn mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp và bảo đảm cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động tư pháp.
Theo Nhandan
Ý kiến ()