Xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn
Hội nghị cấp cao lần thứ 16 Phong trào Không liên kết (NAM) tại I-ran thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia, nhiều Bộ trưởng Ngoại giao từ 120 nước thành viên và khách mời từ hơn 30 nước, tổ chức quốc tế.Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và phương Tây phản đối vai trò chủ nhà của I-ran, Hội nghị thể hiện quyết tâm của các nước thành viên nhằm thúc đẩy hợp tác, nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn.Những ngày qua, diễn đàn chính trị tại Tê-hê-ran thu hút sự quan tâm lớn của quốc tế, bởi diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa I-ran với Mỹ và I-xra-en. Mặc dù Mỹ và các đồng minh phản đối việc Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun dự Hội nghị tại Tê-hê-ran, song sự có mặt của người đứng đầu LHQ chứng tỏ vai trò quan trọng của NAM. Tại hội nghị, ông Ban Ki Mun đã nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của NAM vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay,...
Diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp và phương Tây phản đối vai trò chủ nhà của I-ran, Hội nghị thể hiện quyết tâm của các nước thành viên nhằm thúc đẩy hợp tác, nỗ lực xây dựng một trật tự thế giới công bằng hơn.
Những ngày qua, diễn đàn chính trị tại Tê-hê-ran thu hút sự quan tâm lớn của quốc tế, bởi diễn ra trong bối cảnh mâu thuẫn ngày càng sâu sắc giữa I-ran với Mỹ và I-xra-en. Mặc dù Mỹ và các đồng minh phản đối việc Tổng Thư ký LHQ Ban Ki Mun dự Hội nghị tại Tê-hê-ran, song sự có mặt của người đứng đầu LHQ chứng tỏ vai trò quan trọng của NAM. Tại hội nghị, ông Ban Ki Mun đã nhấn mạnh sự đóng góp tích cực của NAM vào việc giải quyết các vấn đề toàn cầu hiện nay, đề cao nguyên tắc đối thoại, giải quyết hòa bình các tranh chấp.
Là một lực lượng chính trị lớn trên thế giới, thực tiễn cho thấy, nhiều thập kỷ qua, NAM đã kiên định các mục tiêu cơ bản, phấn đấu cho hòa bình, độc lập dân tộc và phát triển, đóng góp quan trọng vào việc giải quyết các vấn đề trọng đại của thế giới. Mục tiêu của NAM là tăng cường hòa bình, tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc, đấu tranh chống đế quốc, xóa bỏ chủ nghĩa thực dân và chống chủ nghĩa thực dân mới, phân biệt chủng tộc, chống sự thống trị về chính trị và kinh tế cũng như mọi hình thức can thiệp, áp đặt của bên ngoài đối với các quốc gia. Với 120 nước thành viên, NAM đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra vận hội công bằng, tham gia tích cực vào giải quyết các vấn đề toàn cầu. Dù còn nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra, song NAM cũng có những ảnh hưởng lớn trong mối quan hệ quốc tế.
Hàng loạt các vấn đề nóng bỏng, như bất ổn, xung đột, nhất là cuộc khủng hoảng ở Xy-ri, quyền tự quyết của Pa-le-xtin, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, mặt trái của toàn cầu hóa, tình trạng bất bình đẳng trong các hệ thống tài chính, thương mại quốc tế, biến đổi khí hậu, an ninh lương thực, năng lượng… được Hội nghị lần này tập trung bàn thảo. Đây được coi là những vấn đề nhạy cảm đối với Mỹ, I-xra-en và phương Tây, bởi dường như những gì phương Tây đang “ứng xử” trước nhiều vấn đề quốc tế, nhất là cuộc khủng hoảng Xy-ri và việc áp đặt các lệnh trừng phạt chống nhiều quốc gia đều đi ngược các mục tiêu của NAM. Những gì Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tiến hành chỉ cho thấy âm mưu can thiệp ngày càng sâu Xy-ri. Phương Tây lo ngại việc I-ran đưa ra đề xuất giải quyết vấn đề của Xy-ri tại Hội nghị ở Tê-hê-ran sẽ làm chệch hướng các mục tiêu và toan tính của họ. Việc I-ran tiếp quản vai trò Chủ tịch NAM khiến phương Tây “nóng mặt”. Mỹ và các đồng minh lo ngại I-ran mượn diễn đàn này để kêu gọi sự ủng hộ rộng rãi của quốc tế đối với vấn đề hạt nhân gây tranh cãi của Tê-hê-ran, đồng thời chống lại sức ép và sự cô lập của phương Tây đối với quốc gia Trung Đông này. Ngay trước thềm diễn ra Hội nghị, phương Tây đã luôn úp mở chuyện I-xra-en sẽ tiến công các cơ sở hạt nhân của I-ran. Bất chấp sự cản trở của Mỹ, I-xra-en và Liên hiệp châu Âu (EU), sự có mặt của Tổng Thư ký LHQ cùng đông đảo các nhà lãnh đạo các nước thành viên NAM như một lời đáp trả.
Diễn ra một năm sau khi NAM kỷ niệm 50 năm thành lập, Hội nghị đánh giá cao những đóng góp thiết thực của phong trào đối với việc bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, chống chạy đua vũ trang, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế. Các nước thành viên khẳng định, NAM tiếp tục là tập hợp lực lượng mạnh mẽ và quan trọng nhất của các nước đang phát triển để bảo đảm lợi ích của mình về tạo dựng một môi trường thuận lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển, chống áp đặt, bất công.
Trước tình hình thế giới diễn biến phức tạp hiện nay, các nước thành viên NAM kêu gọi có tiếng nói trọng lượng hơn trong quyết sách của LHQ để từ đó có thể đóng vai trò hiệu quả hơn trước những thách thức toàn cầu. Hội nghị nhấn mạnh sự cần thiết phát huy hơn nữa vai trò của NAM nhằm tích cực đóng góp vào quản trị toàn cầu thông qua thúc đẩy hòa bình, hợp tác, giải quyết các xung đột trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, thực hiện các Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ (MDGs).
Theo Nhandan
Ý kiến ()