Xây dựng Luật Hộ tịch theo hướng tạo thuận lợi cho người dân
Chiều 22-7, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra dự án Luật Hộ tịch. Ðây là dự án Luật có nhiều nội dung mới, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Các đại biểu cơ bản nhất trí với việc cần sớm xây dựng và ban hành Luật Hộ tịch, trên cơ sở rà soát các quy định không còn phù hợp trong các luật hiện hành có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật Cư trú... để kịp thời sửa đổi hoặc ban hành mới nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất với hộ tịch.
Chiều 22-7, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội họp phiên mở rộng để thẩm tra dự án Luật Hộ tịch. Ðây là dự án Luật có nhiều nội dung mới, liên quan trực tiếp đến đời sống người dân. Các đại biểu cơ bản nhất trí với việc cần sớm xây dựng và ban hành Luật Hộ tịch, trên cơ sở rà soát các quy định không còn phù hợp trong các luật hiện hành có liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật Cư trú… để kịp thời sửa đổi hoặc ban hành mới nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất với hộ tịch.
Báo cáo tổng hợp của đoàn khảo sát việc thực hiện pháp luật về hộ tịch cũng chỉ rõ tình hình về công tác đăng ký, hồ sơ hộ tịch, công tác tổ chức của các cơ quan đăng ký hộ tịch cũng như những hạn chế, vướng mắc trong công tác hộ tịch tại các địa phương hiện nay. Các đại biểu đề nghị, dự án Luật Hộ tịch cần quy định việc phân cấp thẩm quyền đăng ký và quản lý hộ tịch cho cơ sở nên tiến hành theo lộ trình thích hợp, trên cơ sở cân nhắc thực trạng số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác hộ tịch. Cùng với đó, Chính phủ cần sớm triển khai xây dựng phần mềm thống nhất về đăng ký và quản lý hộ tịch… để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý cũng như tạo thuận lợi cho người dân trong việc đăng ký hộ tịch. Cần sớm triển khai việc xây dựng việc cấp số định danh cá nhân, mã số này dùng chung cho toàn bộ các ngành có liên quan, như: công an, giáo dục, y tế, thuế… để đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác quản lý dân cư, quản lý xã hội. Việc thực hiện phải có lộ trình, có sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành liên quan để khắc phục tình trạng chồng chéo, tránh lãng phí…
Theo Nhandan
Ý kiến ()