Xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, năm 2013 và những năm tiếp theo
Ngày 18-6, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước tập trung xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), Dự toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2013 và Kế hoạch đầu tư từ NSNN ba năm 2013-2015.Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2013; xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch và dự toán; xây dựng kế hoạch đầu tư từ NSNN giai đoạn 2013-2015 (chú trọng các nguyên tắc, nhiệm vụ chủ yếu); phân công thực hiện và tiến độ xây dựng kế hoạch.Chỉ thị nêu rõ: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH năm 2013 là đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến...
Theo đó, Chỉ thị yêu cầu các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước: xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2013; xác định mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch và dự toán; xây dựng kế hoạch đầu tư từ NSNN giai đoạn 2013-2015 (chú trọng các nguyên tắc, nhiệm vụ chủ yếu); phân công thực hiện và tiến độ xây dựng kế hoạch.
Chỉ thị nêu rõ: Một trong những nhiệm vụ trọng tâm phát triển KT-XH năm 2013 là đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, trước mắt tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng là tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu thị trường tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư.
Về ổn định kinh tế vĩ mô năm 2013, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, thận trọng nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ hiệu quả sản xuất, kinh doanh, phục hồi tăng trưởng đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền. Có cơ chế phù hợp để các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn, tăng dư nợ tín dụng ở mức hợp lý. Tăng cường quản lý hoạt động của hệ thống ngân hàng, thị trường ngoại tệ và thị trường vàng; tiếp tục thực hiện cơ cấu lại các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính khác. Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước đối với giá điện, than, xăng dầu, giá dịch vụ công theo lộ trình phù hợp với mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và tăng trưởng hợp lý; bảo đảm công khai minh bạch trong điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá để tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội.
Thủ tướng yêu cầu chỉ bố trí vốn khởi công mới các dự án thật sự cấp bách, cấp thiết khi xác định rõ nguồn vốn và khả năng cân đối vốn ở từng cấp ngân sách. Không bố trí vốn đầu tư từ NSNN cho các dự án không thuộc nhiệm vụ chi đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Theo Nhandan

Ý kiến ()