Xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức và lao động
Công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) là lực lượng đi đầu trong quá trình CNH, HĐH đất nước, là lực lượng nòng cốt của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việc chăm lo xây dựng đời sống văn hóa cơ sở góp phần mở mang dân trí, bồi dưỡng đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, phát triển nhân cách, hình thành lối sống và nếp sống mới trong CNVCLĐ.Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có những biện pháp chỉ đạo tích cực phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động. Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa của CNVCLĐ được cải thiện tốt hơn, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ vẫn còn những yếu kém, bất cập: Việc đầu tư chỉ đạo về cơ sở vật chất cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhất...
Quán triệt quan điểm của Đảng, trong những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có những biện pháp chỉ đạo tích cực phong trào xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động. Trình độ dân trí, mức hưởng thụ văn hóa của CNVCLĐ được cải thiện tốt hơn, tạo môi trường lành mạnh, đẩy lùi tệ nạn xã hội, từng bước góp phần nâng cao đời sống văn hóa ở các địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ vẫn còn những yếu kém, bất cập: Việc đầu tư chỉ đạo về cơ sở vật chất cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được quan tâm đúng mức. Việc xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ có nơi, có lúc còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất lượng chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong CNVCLĐ còn nghèo nàn và thiếu thốn. Những tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội trong CNVCLĐ còn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn kịp thời. Đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa trong CNVCLĐ còn thiếu, năng lực trình độ, nghiệp vụ còn yếu.
Để phong trào xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ thật sự đi vào chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, trong thời gian tới, Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục chỉ đạo các cấp công đoàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong CNVCLĐ về ý thức, tầm quan trọng của hoạt động xây dựng đời sống văn hóa cơ sở gắn với nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tập trung phổ biến cho CNVCLĐ hiểu rõ nội dung và nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động và người quản lý sử dụng lao động trong việc xây dựng đời sống văn hóa.
Cần chủ động tham gia cùng chính quyền và chuyên môn đồng cấp xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thể thao và bộ máy làm công tác văn hóa cơ sở. Tích cực đầu tư xây dựng và trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị: nhà văn hóa, cung văn hóa lao động, thư viện, phòng đọc, nhà thi đấu, nhà ăn tập thể, khu vui chơi, khuôn viên văn hóa, trường học, nhà trẻ, dịch vụ thương mại… cho CNVCLĐ. Phát huy vai trò của các Trung tâm văn hóa thể thao các cấp ở địa phương vừa phục vụ quần chúng nhân dân, vừa phục vụ CNVCLĐ. Gắn xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao với xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng khu dân cư, khu công nghiệp, khu chế xuất: giao thông, điện, nước, thông tin.
Xây dựng khu tập thể CNVCLĐ văn minh, góp phần xây dựng môi trường văn hóa tinh thần lành mạnh ở các cộng đồng dân cư, nơi CNVCLĐ lưu trú.
Xây dựng phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng; phát triển các câu lạc bộ sở thích trong công nhân, viên chức, lao động; thu hút CNVCLĐ tham gia các hoạt động văn hóa – giáo dục, nâng cao trình độ văn hóa chung như giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, tiền hôn nhân, thể dục thẩm mỹ, câu lạc bộ văn nghệ, tham gia sáng tác và biểu diễn nghệ thuật quần chúng, phát triển phong trào bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, quần vợt…
BẢO đảm tiền lương và thu nhập thực tế của CNVCLĐ tương xứng với đóng góp của họ và mức tăng lợi nhuận của doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc các chính sách, pháp luật về lao động, bảo hiểm và an sinh xã hội, khai thác các nguồn lực để phát triển nhanh quỹ nhà ở cho CNVCLĐ, trước hết là CNVCLĐ nhập cư và những người có thu nhập thấp. Xây dựng các quỹ hỗ trợ từ thiện và phòng, chống rủi ro cho CNVCLĐ.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong CNVCLĐ phải cụ thể bằng xây dựng một mạng lưới thiết chế văn hóa xã hội, tạo nên một cảnh quan môi trường văn hóa dân tộc, hiện đại. Đây chính là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, của các tổ chức chính trị xã hội.
Theo Nhandan
Ý kiến ()