Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành - để phát triển khoa học và công nghệ
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 20-NQ/T.Ư) về phát triển khoa học và công nghệ đã nhấn mạnh: "Việc đào tạo, trọng dụng, đãi ngộ cán bộ khoa học và công nghệ còn nhiều bất cập"; đồng thời, chỉ rõ mục tiêu: "Hình thành đồng bộ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có trình độ cao, tâm huyết, trung thực, tận tụy.Phát triển các tổ chức, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, các nhà khoa học đầu ngành" và khẳng định: "Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ".Các chuyên gia tài năng, các nhà khoa học đầu ngành (CNKHĐN) dù còn cần được xác định rõ theo các tiêu chí, quy chuẩn hóa về nội hàm khoa học và pháp lý, song về cơ bản đó phải là những người có quá trình học tập, đào tạo và tự đào tạo lâu dài, nghiêm túc và...
Phát triển các tổ chức, tập thể khoa học và công nghệ mạnh, các nhà khoa học đầu ngành” và khẳng định: “Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ”.
Các chuyên gia tài năng, các nhà khoa học đầu ngành (CNKHĐN) dù còn cần được xác định rõ theo các tiêu chí, quy chuẩn hóa về nội hàm khoa học và pháp lý, song về cơ bản đó phải là những người có quá trình học tập, đào tạo và tự đào tạo lâu dài, nghiêm túc và bài bản, có những thành quả thực tế và danh hiệu chính thức được công nhận, có những kiến thức tổng hợp uyên bác và chuyên môn sâu, những kỹ năng, tố chất và sự đam mê lao động cống hiến vì khoa học và cộng đồng xã hội hiếm có trong số khoảng sáu vạn người làm nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp với hơn ba triệu người có trình độ đại học ở nước ta hiện nay. Họ dù có hay không có cương vị quản lý, nhưng đều có khả năng tổ chức và triển khai những nhiệm vụ khoa học lớn, quan trọng, đóng vai trò đầu tàu, thủ lĩnh trong hoạt động khoa học, đi tiên phong trong khởi xướng, tiếp thu và phát triển, phát hiện, phân tích các vấn đề một cách đúng đắn và sắc sảo, có sức sáng tạo; thúc đẩy, hấp dẫn và lan tỏa sức mạnh trí tuệ và nhiệt huyết để tập hợp, phát huy các nguồn lực xã hội khác tạo động lực ngày càng mạnh mẽ cho khoa học và công nghệ nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung phát triển và hội nhập…
Trên thực tế, sự lao động và cống hiến không ngừng của CNKHĐN và tập thể đông đảo các nhà khoa học và chuyên gia khác trong thời gian qua đã góp phần để khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ có được một số đóng góp tích cực vào quá trình đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế; đưa một số lĩnh vực và thành tựu khoa học Việt Nam tiếp cận trình độ tiên tiến khu vực và thế giới. Trong giai đoạn chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu tới, đội ngũ CNKHĐN sẽ càng có vai trò quan trọng hơn để đạt mục tiêu mà Nghị quyết số 20-NQ/T.Ư – Hội nghị T.Ư 6, Đại hội XI – đề ra là: Đến năm 2020, khoa học và công nghệ Việt Nam đạt trình độ phát triển của nhóm các nước dẫn đầu ASEAN; đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế; giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 40% tổng giá trị sản xuất công nghiệp; đến năm 2030, có một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến thế giới; tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng các yêu cầu cơ bản của một nước công nghiệp theo hướng hiện đại…
Việc phát triển và phát huy tiềm năng đội ngũ CNKHĐN cần được thực hiện đồng bộ với quá trình đổi mới chiến lược, kế hoạch, tổ chức và chính sách cán bộ, cơ chế hoạt động, quản lý đầu tư – tài chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, với ba nhóm giải pháp chủ yếu sau:
Thứ nhất, đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
Nâng cao nhận thức, coi phát huy và phát triển khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo của các tổ chức và người đứng đầu cấp ủy đảng và chính quyền các cấp, gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng ngành và từng cấp. Khuyến khích xã hội hóa phát triển khoa học và công nghệ; quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản; chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai công nghệ cao, phục vụ quốc phòng, an ninh; phát triển các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ; tăng cường liên kết giữa tổ chức khoa học và công nghệ với doanh nghiệp trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực. Thực hiện cơ chế hợp tác công-tư, đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Khuyến khích doanh nghiệp trong nước lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ và thành lập các quỹ đầu tư mạo hiểm đối với hoạt động nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ cao; phát triển thị trường khoa học và công nghệ, trong đó có thị trường nhân lực trình độ cao; xây dựng quy định và tiêu chí đánh giá, định giá tài sản trí tuệ, chuyển nhượng, góp vốn vào doanh nghiệp bằng tài sản trí tuệ. Hoàn thiện các chính sách về hỗ trợ xác lập và bảo vệ quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Chủ động, tích cực hợp tác trao đổi, giao lưu và hội nhập khoa học quốc tế; tập trung đầu tư phát triển một số viện khoa học và công nghệ, trường đại học quốc gia, trung tâm khoa học công nghệ hiện đại và doanh nghiệp khoa học theo mô hình và có liên kết với các tổ chức khoa học tiên tiến nước ngoài, với một số tập thể nghiên cứu mạnh, tập hợp CNKHĐN đủ sức giải quyết các nhiệm vụ trọng điểm quốc gia, làm hạt nhân cho việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ ở các lĩnh vực được ưu tiên, cũng như để tạo đất và môi trường cho CNKHĐN hoạt động và cống hiến. Phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài; đồng thời, khuyến khích thành lập các viện nghiên cứu phát triển có vốn đầu tư nước ngoài và thành lập chi nhánh của các viện nghiên cứu nước ngoài ở Việt Nam…
Thứ hai, tổng rà soát, đánh giá và tăng cường đào tạo, phát triển đội ngũ CNKHĐN quốc gia, ngành và địa phương.
Lập và triển khai các quy hoạch và chương trình phát triển nhân lực khoa học và công nghệ chất lượng cao và CNKHĐN gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội; thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Có chính sách hỗ trợ cán bộ khoa học và công nghệ đi làm việc và thực tập có thời hạn tại các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp ở nước ngoài để giải quyết các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có ý nghĩa quốc gia. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc. Nâng cao và chuẩn hóa năng lực, trình độ, phẩm chất, trách nhiệm và văn hóa ứng xử của cán bộ quản lý khoa học và công nghệ ở các ngành, các cấp trong quản lý các hoạt động khoa học và quản lý CNKHĐN…
Thứ ba, đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động khoa học và công nghệ theo huớng khuyến khích sáng tạo và tự chủ của CNKHĐN.
Hoạt động của CNKHĐN thường có tính độc lập, tự chủ và sáng tạo cao, vì vậy, cần tạo môi trường thuận lợi để họ phát triển tài năng và hưởng lợi ích xứng đáng với giá trị lao động sáng tạo và tâm huyết của mình. Mở rộng áp dụng ba cơ chế: Cơ chế quản lý tài chính qua các loại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ; cơ chế đặt hàng, đấu thầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ và cơ chế khoán kinh phí đến sản phẩm khoa học và công nghệ cuối cùng theo kết quả đầu ra để giảm thiểu tình trạng chạy quyết toán và nói dối theo định mức và năm ngân sách. Thí điểm và hoàn thiện các cơ chế trọng dụng đặc biệt (về biên chế, mức lương, thưởng, nhà ở, quy trình bổ nhiệm chức danh, chức vụ KH và CN, quyền tự chủ và trách nhiệm cao về tài chính và nhân sự, về tiếp cận – trao đổi thông tin, đi nước ngoài và mời chuyên gia nước ngoài, quyền sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc ngân sách nhà nước…) đối với CNKHĐN được giao nhiệm vụ chủ trì các nhiệm vụ quan trọng của quốc gia; đồng thời, tiếp tục sử dụng CNKHĐN đã hết tuổi lao động. Đặc biệt, vừa thực hành dân chủ, khuyến khích tự do tư tưởng, đồng thời chủ động phòng tránh các lạm dụng và tham nhũng, tha hóa trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, tư vấn, phản biện của CNKHĐN; giảm thiểu tình trạng “người tài thì không được dùng, người được dùng thì không tài” như lời GS, TS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên Thứ trưởng GD và ĐT; bổ sung, đa dạng hóa các giải thưởng về KH và CN nhằm khuyến khích và tôn vinh kịp thời, xứng đáng CNKHĐN.
Theo Nhandan
Ý kiến ()