Xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngành cơ khí
Ngày 13/10, tại Hà Nội, Viện Cơ khí (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp với các đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong nước đã tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc về cơ khí.
Theo TSKH Phan Xuân Dũng (ĐH Bách khoa Hà Nội), hiện năng lực khoa học côngnghệ, trình độ khoa học công nghệ cơ khí của nước ta còn thấp. Các doanh nghiệp chỉ nhập máymóc, sản xuất chủ yếu gia côngnhững giai đoạn thông thường, thiếu phương tiện kiểm định, chưa có ngành mũi nhọn, nhà máy cũ, lạc hậu, sản xuất khép kín, thiếu chuyên môn hóa, liên thông, liên kết…
Hội nghị khoa học toàn quốc về cơ khí. Ảnh: VA |
Để phát triển ngành cơ khí, TSKH Phan Xuân Dũng cho rằng cần phải thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ bao gồm: Cơ chế chính sách của Nhà nước, chiến lược về đào tạo, chiến lược đầu tư, chiến lược làm chủ khoa học công nghệ và hợp tác, liên thông liên kết trong và ngoài nước. Riêng chiến lược về đào tạo, sẽ phát triển mạnh nguồn nhânlực ngành cơ khí. Đảm bảo đủ nhânlực phục vụ, đáp ứng yêu cầu hội nhập. Cùng với đó, xây dựng chiến lược tổng thể phát triển nguồn nhân lực ngành cơ khí với sự phối hợp củacác trường đại học, các viện nghiên cứu về cơ khí, các bộ ngành, các doanh nghiệp, các tỉnh thành. Tăng cường đội ngũ cán bộ giảng dạy cho ngành cơ khí ở các trường đại học, cao đẳng (và cả trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở dạy nghề), nâng cao chất lượng và tăng về số lượng.
Bên cạnh đó, Nhànước cần nghiên cứu cơ chế ưu tiên tuyển dụng và chế độ đãi ngộ hợp lý để thu hút, tuyển dụng các sinh viên giỏi, gửi đi đào tạo trong và ngoài nước để đào tạo giảng viên cơ khí. Khai thác các chuyên gia cơ khí làm việc tại các doanh nghiệp tham gia thỉnh giảng.
Mở rộng quy mô, phát triển ngành nghề đào tạo gắn với các điều kiện đảm bảo chất lượng cho ngành cơ khí; triển khai đào tạo theo địa chỉ sử dụng và theo nhu cầu xã hội. Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp sử dụng nhânlực cơ khí.
Mục tiêu đến năm 2015 đạt 30%, 2020 đạt 50% sinh viên tốt nghiệp có đủ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ làm chủ KHCN và có thể tham gia thị trường lao động quốc tế. Đảm bảo đủ, đúng nhu cầu củadoanh nghiệp trong tất cả lĩnh vực thuộc côngnghiệp cơ khí. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật giảng dạy và học tập, thí nghiệm, thực hành; tiệm cận với trình độ khu vực và thế giới.
Ý kiến ()