Xây dựng Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020
Muối là mặt hàng sẽ được điều chỉnh trong Chiến lược phát triển DTQG (Ảnh: Vietnamnet.vn)Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa cho biết, để phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, ngành dự trữ nhà nước đã soạn thảo Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (DTQG) đến năm 2020 với tổng mức DTQG đủ mạnh, danh mục mặt hàng DTQG hợp lý để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước.Theo đó, dự thảo Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể: Xây dựng lực lượng DTQG đủ mạnh với cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện KT-XH đất nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt 1,5% GDP. Được biết, hiện đang có nhiều đóng góp đối với dự thảo này. Nhiều ý kiến cho rằng, không nên đưa vào mặt hàng phân đạm, khí hoá lỏng vì trong giai đoạn hiện...
Tổng cục Dự trữ Nhà nước vừa cho biết, để phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, ngành dự trữ nhà nước đã soạn thảo Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia (DTQG) đến năm 2020 với tổng mức DTQG đủ mạnh, danh mục mặt hàng DTQG hợp lý để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế và thực hiện các nhiệm vụ đột xuất khác của Nhà nước.
Theo đó, dự thảo Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể: Xây dựng lực lượng DTQG đủ mạnh với cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện KT-XH đất nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt 1,5% GDP.
Được biết, hiện đang có nhiều đóng góp đối với dự thảo này. Nhiều ý kiến cho rằng, không nên đưa vào mặt hàng phân đạm, khí hoá lỏng vì trong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp trong nước đã sản xuất ổn định, đảm bảo được nhu cầu sử dụng, nếu có biến động vĩ mô nhà nước sẽ hỗ trợ để dự trữ lưu thông các mặt hàng này; không nên dự trữ trực tiếp mặt hàng dầu thô…
Ngoài ra, một số ý kiến đóng góp cũng đề nghị ngành dự trữ giải thích rõ cơ sở để sản xuất tổng mức DTQG đến năm 2015 đạt khoảng 0,8-1% GDP, đến năm 2020 đạt 1,5% GDP, mức DTQG bằng tiền lên 10-20% tổng quỹ DTQG; Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2020, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt 1,5% GDP, mức DTQG bằng tiền lên 10-20% tổng quỹ DTQG…
Đặc biệt, ngành dự trữ cũng cần làm rõ cơ sở của việc cần thiết phải đưa một số danh mục như trang thiết bị hoạt động trên biển, vũ khí các loại, nguyên liệu quý hiếm vào DTQG; điều chỉnh lượng một số mặt hàng nông nghiệp như: muối, giống cây trồng, vắc xin, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; dự báo thêm các sản phẩm mới cần dự trữ trong giai đoạn và tình hình mới…
Được biết, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đã yêu cầu Tổng Cục Dự trữ Nhà nước trên cơ sở tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện nội dung dự thảo này và báo cáo Bộ Tài chính. |
Theo Dangcongsan.vn
Ý kiến ()