Phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh, trong những năm qua Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã tích cực xây dựng cơ sở hoa học, thực tiễn để phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Bảo Lâm. Đó là cả một quá trình dài từ tìm hiểu lịch sử phát triển và danh tiếng của hồng Bảo Lâm, điều tra, đánh giá phân tích về loại cây này…cho đến hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Mới đây, ngày 13/10/2011, Sở KH&CN đã chủ trì cùng với các ngành liên quan lựa chọn mẫu logo cho hồng Bảo Lâm.
LSO-Nói đến các loại cây đặc sản của Lạng Sơn thì quả là không ít như quýt Bắc Sơn, mận Thất Khê, lê Tràng Định, đào Mẫu Sơn…Tuy nhiên, nếu tính số lượng cây đặc sản được xây dựng chỉ dẫn địa lý tạo thương hiệu chưa nhiều. Một tin vui là hồng Bảo Lâm đã chọn xong mẫu logo để xây dựng chỉ dẫn địa lý.
|
Nông dân huyện Cao Lộc trình bày sản phẩm tham dự hội thi tuyển chọn hồng Bảo Lâm ưu tú lần I |
Với trên 20 năm kinh nghiệm trồng và chăm sóc hồng, ông Âu Viết Sắm, thôn Nà Pàn, xã Bảo Lâm, huyện Cao Lộc được coi là một trong những “nghệ nhân” về hồng Bảo Lâm. Đến nay gia đình ông đã có trên 300 gốc hồng và sản lượng thì đều đặn trên 2 tấn mỗi năm. Năm nào tư thương cũng đến thu mua tận gốc, thế nhưng giá cả từng năm cũng nhiều bấp bênh. Có năm tới 25.000 đồng/kg, có năm cũng chỉ khoảng 10.000 đồng/kg, giá cả như năm nay ở mức trung bình khoảng 14-15.000 đồng/kg. Ông Sắm tâm sự: Tôi ít khi ra ngoài, nhưng cũng nghe có người kể rằng có nhiều tư thương lấy hồng từ nhiều nơi, sau đó mạo là hồng Bảo Lâm để nâng giá, việc ấy làm ảnh hưởng tới uy tín của sản phẩm trên thị trường.
Bà Hoàng Thị Chất, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Lộc khái quát: Hiện nay tổng diện tích hồng các loại trên địa bàn huyện lên đến 238ha, tổng sản lượng trên 1.000 tấn mỗi năm, trong đó diện tích hồng không hạt Bảo Lâm là 122ha, sản lượng trung bình mỗi năm 566 tấn tập trung ở các xã Bảo Lâm, Lộc Yên, Thạch Đạn, Thanh Lòa, thị trấn Đồng Đăng và một phần của xã Thụy Hùng. Không phải là người Lạng Sơn, nhưng đã gần 20 năm nghiên cứu về hồng Bảo Lâm, ông Nguyễn Thức Thi, Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đánh giá: Việt Nam có khá nhiều vùng trồng hồng không hạt như Phú Thọ, Hà Tĩnh, Lâm Đồng… nhưng theo ông, hồng không hạt Bảo Lâm, Lạng Sơn là số 1.
Đây là một sản phẩm rất đặc biệt, khi chín, quả có sắc vàng ánh hồng, thịt quả ăn giòn, thơm, có vị ngọt đậm, tỷ lệ đường, hàm lượng vitamin cao… và loại cây này lại rất dễ trồng, có thể trồng trên đất xấu, chịu được khô hạn. Đây vừa là loại cây đặc sản, vừa được coi là loại cây mũi nhọn để phát triển kinh tế của một số địa phương trên địa bàn huyện Cao Lộc. Khi xây dựng chỉ dẫn địa lý, hồng Bảo Lâm sẽ không bị lẫn lộn với các sản phẩm khác trên thị trường, khẳng định được thương hiệu và nâng cao giá trị kinh tế.
Phối hợp với các ngành chức năng trong tỉnh, trong những năm qua Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, Bộ NN&PTNT đã tích cực xây dựng cơ sở hoa học, thực tiễn để phục vụ việc đăng ký chỉ dẫn địa lý cho hồng không hạt Bảo Lâm. Đó là cả một quá trình dài từ tìm hiểu lịch sử phát triển và danh tiếng của hồng Bảo Lâm, điều tra, đánh giá phân tích về loại cây này…cho đến hoàn thiện hồ sơ đăng ký chỉ dẫn địa lý. Mới đây, ngày 13/10/2011, Sở KH&CN đã chủ trì cùng với các ngành liên quan lựa chọn mẫu logo cho hồng Bảo Lâm.
|
Hồng Bảo Lâm là loại cây đặc sản, vừa được coi là loại cây mũi nhọn để phát triển kinh tế của một số địa phương trên địa bàn huyện Cao Lộc |
Theo ông Chu Văn Đường, Phó Giám đốc Sở KH&CN: Mẫu logo được chọn đã thể hiện những nét đặc trưng nhất của sản phẩm đồng thời vẫn đảm bảo tính thẩm mĩ, lựa chọn logo là một trong những khâu quan trọng trong quá trình xây dựng chỉ dẫn địa lý. Ngay sau khi tuyển chọn logo, ngành chức năng sẽ vận động Hiệp hội sản xuất, kinh doanh hồng Bảo Lâm, cũng như Hiệp hội sản xuất, chế biến và kinh doanh hồi trước đây và Hiệp hội rượu vùng cao Mẫu Sơn vừa qua, hiệp hội này sẽ có nhiệm vụ hướng dẫn và giám sát từ khâu sản xuất cho đến khi mang ra tiêu thụ, đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Thời gian tới sẽ là cải ngồng Lạng Sơn, quýt Bắc Sơn… sẽ được xây dựng chỉ dẫn địa lý. Thêm nhiều thương hiệu đặc sản Xứ Lạng sẽ được chắp cánh bay xa, không chỉ là trong khu vực, trong nước mà vươn tầm quốc tế.
Vũ Như Phong
Ý kiến ()