Xây dựng các mô hình xử lý rác thải tiên tiến, phù hợp
Sáng 4/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát mô hình dây chuyền mới xử lý chất thải tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, sau đó chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về chương trình xử lý chất thải rắn - Ảnh: Chinhphu.vnKết hợp với Hợp phần “phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU – Bộ Xây dựng), Thái Nguyên đã triển khai xây dựng Nhà máy xử lý tái chế rác thải công suất 50 tấn/ngày với diện tích 2ha tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công.Thái Nguyên là địa phương có mật độ dân cư, cơ sở công nghiệp khá dày, trong khi việc thu gom phân loại, xử lý chất thải rắn mới được thực hiện ở các đô thị và khu dân cư tập trung. Việc xây dựng các dây chuyền xử lý chất thải trên địa bàn mới chỉ đạt khoảng 230 tấn/ngày, rác thải công nghiệp vẫn chưa có biện pháp xử...
Sáng 4/6, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thị sát mô hình dây chuyền mới xử lý chất thải tại thị xã Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, sau đó chủ trì cuộc họp với các cơ quan hữu quan về công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị Việt Nam.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về chương trình xử lý chất thải rắn – Ảnh: Chinhphu.vn |
Kết hợp với Hợp phần “phát triển bền vững môi trường trong các khu đô thị nghèo” (SDU – Bộ Xây dựng), Thái Nguyên đã triển khai xây dựng Nhà máy xử lý tái chế rác thải công suất 50 tấn/ngày với diện tích 2ha tại xã Tân Quang, thị xã Sông Công.
Thái Nguyên là địa phương có mật độ dân cư, cơ sở công nghiệp khá dày, trong khi việc thu gom phân loại, xử lý chất thải rắn mới được thực hiện ở các đô thị và khu dân cư tập trung. Việc xây dựng các dây chuyền xử lý chất thải trên địa bàn mới chỉ đạt khoảng 230 tấn/ngày, rác thải công nghiệp vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để, rác thải y tế chủ yếu chôn lấp hoặc đốt tại chỗ.
Đây là mô hình dây chuyền được triển khai thí điểm, cách công trình dân cư gần nhất 1km, ở cuối hướng gió, có rừng cây ngăn cách đảm bảo khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường. Với công nghệ MBT-CD08, dây chuyền tự động hóa trị giá gần 40 tỷ đồng này có khả năng xử lý triệt để toàn bộ lượng rác thải công suất 50 tấn/ngày, không phải chôn lấp, ít gây ô nhiễm môi trường nước, khí, đất so với nhiều biện pháp xử lý khác.
Đầu tiên, dây chuyền tự động phân loại các chất vô cơ để nghiền nhỏ, trộn phụ gia để đóng thành gạch xây dựng; gom các chất kim loại để tái chế thép; gom các chất nilon giấy bóng để tái chế dầu thải. Còn lại các chất hữu cơ, tạp chất khác được băm, nghiền để ủ phân vi sinh phân hủy.
Cùng đại diện một số Bộ, ngành làm việc với lãnh đạo nhà máy, tỉnh Thái Nguyên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá, việc đầu tư xây dựng đưa vào hoạt động Nhà máy xử lý và tái chế rác thải công suất 50 tấn/ngày tại Sông Công là cần thiết, đáp ứng được nhu cầu cấp bách về công tác môi trường, xử lý rác thải hiện nay.
Tuy nhiên, đây là dự án mới, nên cần tiếp tục đưa vào vận hành, đánh giá kết quả khi hoạt động đủ công suất. Sau quá trình vận hành nếu xét thấy hiệu quả, thì khuyến khích nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xem xé các sản phẩm chất đốt sản xuất từ rác – Ảnh: Chinhphu.vn |
Phó Thủ tướng lưu ý Nhà máy trong quá trình vận hành các vấn đề bảo đảm điều kiện sống của người dân xung quanh về môi trường, thu gom rác, tiếng ồn, khí thải, mùi…
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng nêu rõ thực trạng chung về rác thải của cả nước đang trở thành vấn đề báo động, là vấn đề bức bách, đòi hỏi có giải pháp xử lý mạnh mẽ ở tất cả các cấp, các ngành.
Theo điều tra đến tháng 6/2011, tổng lượng rác sinh hoạt phát sinh tại các đô thị trên toàn quốc khoảng 24.342 tấn/ngày, riêng Hà Nội, TP.HCM khoảng 6.000-7.200 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom và xử lý trung bình đạt khoảng 83%, tỷ lệ thu hồi các thành phần có khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 20-25%. Trong khi đó, lượng rác thải sinh hoạt ở nông thôn khoảng 27.120 tấn/ngày và chỉ có khoảng 20-30% được thu gom.
Công nghệ xử lý rác hiện nay chủ yếu là chôn lấp. Cả nước mới có khoảng 20 cơ sở xử lý rác đang hoạt động với công suất 17.000 tấn/ngày và 15 cơ sở khác đang xây dựng, chủ yếu sử dụng công nghệ sản xuất phân vi sinh và một số sản phẩm phụ khác như ống nhựa, túi đựng,… chưa chế biến rác thành viên nhiên liệu như nhà máy thí điểm Sông Công.
Vì vậy, Bộ Xây dựng cần tiếp tục đôn đốc, hoàn thiện quy hoạch xử lý rác ở các tỉnh, yêu cầu các địa phương sớm hoàn thành quy hoạch xử lý rác tới các cấp huyện, cấp xã.
Bộ Xây dựng chỉ đạo cùng các doanh nghiệp trong lĩnh vực cũng như phối hợp với doanh nghiệp tư nhân xây dựng, hoàn thiện công nghệ xử lý rác phù hợp với điều kiện Việt Nam, xây dựng các modul phù hợp cho hệ thống xử lý rác cấp tỉnh, cấp huyện và cả cấp xã, xử lý hiệu quả các vấn đề thu gom, môi trường, tiếng ồn, đầu ra cho sản phẩm, có thể nhân rộng trên phạm vi cả nước.
Các cơ quan chức năng cũng xem xét, hoàn chỉnh cơ chế thúc đẩy đầu tư, xã hội hóa các dự án xử lý rác thải, tham khảo các cơ chế thu hút đầu tư trong các lĩnh vực năng lượng gió, năng lượng mặt trời đang được xây dựng.
Dây chuyền xử lý rác thải cơ bản được tự động hóa – Ảnh: Chinhphu.vn |
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải kiểm tra dây chuyền xử lý rác thải – Ảnh: Chinhphu.vn |
Rác được dùng làm nhiên liệu cho lò sản xuất điện – Ảnh: Chinhphu.vn |
|
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải xem xét gạch sản xuất từ rác – Ảnh: Chinhphu.vn |
Theo Chinhphu.vn
Ý kiến ()