Xây dựng các chính sách đối với tài năng trẻ
Trong nhiều năm qua, việc phát hiện, bồi dưỡng nhân tài đã thu được những kết quả nhất định. Nhiều tài năng trẻ được phát hiện, bồi dưỡng và phát triển tốt. Hằng năm, chất lượng học sinh trong các trường năng khiếu tăng khoảng 10%. Trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia, số học sinh đoạt giải ngày càng tăng và đã phân chia đồng đều trên những địa bàn khác nhau trong phạm vi cả nước.Mỗi năm có bình quân 2.000 học sinh giỏi đoạt giải quốc gia trên tổng số hơn 4.000 học sinh giỏi cả nước tham gia. Trong các kỳ thi quốc tế, số học sinh Việt Nam tham gia và đoạt giải thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới...Cùng với các cơ quan, đoàn thể xã hội khác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và rèn luyện thanh niên, giúp đỡ thanh niên phát triển tài năng. Trên thực tế, Đoàn đã có nhiều hoạt động cụ thể có hiệu quả, như: hoạt động Tuổi trẻ sáng tạo trong thanh niên công nhân; phong trào Thanh niên...
Mỗi năm có bình quân 2.000 học sinh giỏi đoạt giải quốc gia trên tổng số hơn 4.000 học sinh giỏi cả nước tham gia. Trong các kỳ thi quốc tế, số học sinh Việt Nam tham gia và đoạt giải thuộc loại cao so với nhiều nước trên thế giới…
Cùng với các cơ quan, đoàn thể xã hội khác, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và rèn luyện thanh niên, giúp đỡ thanh niên phát triển tài năng. Trên thực tế, Đoàn đã có nhiều hoạt động cụ thể có hiệu quả, như: hoạt động Tuổi trẻ sáng tạo trong thanh niên công nhân; phong trào Thanh niên nông thôn sản xuất, kinh doanh giỏi; phong trào nghiên cứu khoa học trong sinh viên… Đoàn đã tổ chức bình chọn và trao giải thưởng tặng 10 gương mặt tiêu biểu hằng năm, Giải thưởng Sao Tháng Giêng, giải thưởng các cuộc thi về tin học, kiến trúc…
Tuy đã có một số tiến bộ, đổi mới trong phát triển tài năng trẻ nhưng so với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, chúng ta còn một số bất cập. Điều đó đòi hỏi phải sớm có một chiến lược nhân tài; có các cơ chế, chính sách hữu hiệu trong phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhân tài, để các tài năng (đặc biệt là tài năng trẻ) ngày càng phát triển, phát huy cao nhất khả năng đóng góp cho đất nước.
Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành liên quan cần xác định việc phát hiện tài năng là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Song nếu phát hiện năng khiếu mà không có chính sách đầu tư để năng khiếu phát triển thành tài năng thì năng khiếu sẽ tự tàn lụi. Cần tăng cường quản lý nhà nước về tài năng, tài năng trẻ, trước hết, cần coi trọng hệ thống hóa các văn bản pháp luật về tài năng. Chính phủ có chiến lược phát triển và xây dựng hệ thống chính sách tài năng trẻ, tạo khung pháp lý để đưa công tác quản lý nhà nước ngày càng có nền nếp, hiệu quả. Đồng thời, cần có một cơ quan chuyên trách có thẩm quyền giao nhiệm vụ hoạch định chiến lược phát triển tài năng trẻ.
Bên cạnh đó, cần tạo cơ chế, khuyến khích toàn xã hội tham gia vào việc phát hiện, bồi dưỡng, phát triển tài năng. Tuyên truyền sâu rộng để xã hội hóa cao hơn công tác bồi dưỡng và phát triển tài năng trẻ. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, tạo ra quy trình phát hiện, bồi dưỡng, giúp đỡ, phát huy tài năng. Thật sự coi trọng đội ngũ trí thức, trong đó có đội ngũ tài năng trẻ và nhân tài ở trong nước cũng như người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường hơn nữa những cuộc giao lưu, hợp tác giữa trí thức trẻ trong nước và trí thức ngoài nước.
Trong các khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ tài năng theo đúng cống hiến, thì khâu sử dụng và chính sách đãi ngộ hiện là những khâu còn hạn chế về hiệu quả. Chế độ tiền lương, thưởng và chế độ tài chính cho phát triển khoa học và công nghệ đã lạc hậu, nặng về chủ nghĩa bình quân. Nhiều tài năng trẻ không được trọng dụng. Thiếu những chế độ đãi ngộ phù hợp có sức thu hút, tạo động lực phát huy tài năng đã dẫn tới hiện tượng 'chảy máu chất xám', 'thui chột tài năng'. Vì vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng và chính sách thu nhập, thực hiện phân phối theo hiệu quả lao động, cải thiện điều kiện làm việc cho tài năng là then chốt để chống tình trạng 'chảy máu chất xám'. Gắn đào tạo với sử dụng, tạo thuận lợi để tài năng trẻ được quyền lựa chọn nơi làm việc, tạo điều kiện thuận lợi về nhà ở, đi lại, dinh dưỡng, thông tin… để tài năng trẻ yên tâm làm việc.
Cần có cơ chế, chính sách cụ thể để đề bạt nhanh người trẻ có tài vào vị trí xứng đáng, đặc biệt là những vị trí đứng đầu của khu vực công. Đây là hình thức đào tạo thế hệ trẻ thiết thực, muốn vậy phải có hệ thống theo dõi, đánh giá xuyên suốt và cụ thể để có được những nhà lãnh đạo trẻ, nhà khoa học trẻ và nghệ nhân có tài.
Tạo điều kiện thuận lợi để các tài năng trẻ tiếp cận thông tin, nắm vững tình hình đất nước, tham gia đời sống chính trị – xã hội của đất nước. Qua đó, khuyến khích trí thức và tài năng trẻ thực hiện việc đóng góp ý kiến xây dựng chính sách của Đảng và Nhà nước trên mọi lĩnh vực… góp phần bảo đảm cho những chính sách đó nhanh chóng đi vào cuộc sống và có hiệu quả thiết thực.
Quan tâm tổng kết thực tiễn về thực thi chính sách tài năng trẻ. Xây dựng chuẩn quốc gia về tài năng; tiến hành xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án điều tra chọn mẫu tiến tới tổng điều tra về tài năng của quốc gia. Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học về tài năng; đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()