Xác định thành phần dân tộc đối với nhóm người Cao Lan
Người Cao Lan. Ngày 23-11, Hội thảo Lấy ý kiến xác định thành phần dân tộc đối với nhóm người Cao Lan thuộc dân tộc Sán Chay tỉnh Thái Nguyên đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Viện Dân tộc (Ủy ban Dân tộc) và Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên.Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận nhấn mạnh việc xác định thành phần dân tộc và tộc danh cho người Cao Lan nhằm bảo đảm sự phát triển, tiến bộ giữa các dân tộc trong sự bình đẳng và đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Theo Quyết định số 121/TCTK-PPCĐ ngày 2-3-1979 của Tổng cục Thống kê thì hai dân tộc Cao Lan và San Chí được nhập thành dân tộc Sán Chay. Tuy nhiên, trong thực tế giữa hai dân tộc này có nhiều nét khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống kinh tế...Nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học khẳng định rằng, Cao Lan và San Chí đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây vài trăm năm. Người San Chí có nhiều tên tự gọi khác...
Người Cao Lan. |
Tại Hội thảo, nhiều ý kiến tham luận nhấn mạnh việc xác định thành phần dân tộc và tộc danh cho người Cao Lan nhằm bảo đảm sự phát triển, tiến bộ giữa các dân tộc trong sự bình đẳng và đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Theo Quyết định số 121/TCTK-PPCĐ ngày 2-3-1979 của Tổng cục Thống kê thì hai dân tộc Cao Lan và San Chí được nhập thành dân tộc Sán Chay. Tuy nhiên, trong thực tế giữa hai dân tộc này có nhiều nét khác biệt về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng, đời sống kinh tế…
Nhiều tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học khẳng định rằng, Cao Lan và San Chí đều là những cộng đồng mới di cư sang Việt Nam cách đây vài trăm năm. Người San Chí có nhiều tên tự gọi khác nhau như: Sán Chay, Sán Chấy, Sán Chới…, trong khi người Cao Lan cũng được gọi bằng nhiều tên khác: Cao Lan, Hờn Bán…
Tiếng Cao Lan thuộc nhóm Tày – Thái, tiếng San Chí thuộc nhóm Hán – Quảng Đông. Trang phục của phụ nữ Cao Lan là váy chàm còn phụ nữ San Chí mặc quần.
Việc nhập hai dân tộc Cao Lan, San Chí thành dân tộc Sán Chay đã gặp một số khó khăn về việc làm giấy tờ, hồ sơ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân… do không thống nhất về tộc danh cho cùng một người. Điều này ảnh hưởng nhiều trong việc quản lý và thống kê cũng như đời sống của người dân.
Các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến làm rõ vấn đề này như: xác định thành phần dân tộc đối với cộng đồng người Cao Lan tại Thái Nguyên; đặc điểm văn hoá, đặc điểm ngôn ngữ phục vụ việc xác định thành phần dân tộc người Cao Lan; cơ sở khoa học và thực tiễn đối với việc xác định thành phần dân tộc người Cao Lan…
Theo thống kê mới nhất, tỉnh Thái Nguyên hiện có gần 32.500 người Sán Chay ở rải rác 9/9 huyện, thành phố, thị xã. Trong đó tập trung đông ở ba huyện Phú Lương (35,4%), Định Hoá (25,6%) và Đại Từ (20,8%). Ba huyện này chiếm 81,8% dân số Sán Chay trong toàn tỉnh.
Qua kiểm tra thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ở các địa phương trong tỉnh, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến lợi ích hợp pháp của đồng bào dân tộc thiểu số cho thấy việc xác nhận thành phần dân tộc hiện nay là cần thiết.
Rất nhiều cộng đồng người Cao Lan, San Chí đang sinh sống tại Thái Nguyên có nguyện vọng được xác định rõ thành phần dân tộc và tên gọi chính thức. Hiện trong cả nước có hơn 15 vạn người dân tộc Cao Lan sinh sống tại các tỉnh: Tuyên Quang, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ…
Theo Nhandan
Ý kiến ()