Khi nói về việc phòng, chống bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), trước tiên phải đề cập yếu tố nguy cơ của bệnh. Đó là những yếu tố mà một người nếu có thì khả năng bị ĐTĐ sẽ cao hơn tại thời điểm đó và tương lai về sau. Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư. Các yếu tố nguy cơ ĐTĐ bao gồm: Tuổi cao (hơn 45 tuổi); tiền sử gia đình có người trực hệ (bố, mẹ, anh, chị, em) bị ĐTĐ; thừa cân, béo phì; lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực; chủng tộc, dân tộc có nguy cơ cao; người đã được xác định bị tiền ĐTĐ trước đó; người bị tăng huyết áp (HA>=140/90); người có rối loạn chuyển hóa mỡ máu; người có tiền sử ĐTĐ thai nghén và sinh con to hơn bốn kg; người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Các yếu tố này ảnh hưởng không giống nhau lên khả năng mắc bệnh ĐTĐ của một cá nhân. Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là do có sự thay...
Khi nói về việc phòng, chống bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), trước tiên phải đề cập yếu tố nguy cơ của bệnh. Đó là những yếu tố mà một người nếu có thì khả năng bị ĐTĐ sẽ cao hơn tại thời điểm đó và tương lai về sau.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ĐTĐ tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư.
Các yếu tố nguy cơ ĐTĐ bao gồm: Tuổi cao (hơn 45 tuổi); tiền sử gia đình có người trực hệ (bố, mẹ, anh, chị, em) bị ĐTĐ; thừa cân, béo phì; lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực; chủng tộc, dân tộc có nguy cơ cao; người đã được xác định bị tiền ĐTĐ trước đó; người bị tăng huyết áp (HA>=140/90); người có rối loạn chuyển hóa mỡ máu; người có tiền sử ĐTĐ thai nghén và sinh con to hơn bốn kg; người bị hội chứng buồng trứng đa nang. Các yếu tố này ảnh hưởng không giống nhau lên khả năng mắc bệnh ĐTĐ của một cá nhân.
Tỷ lệ ĐTĐ tăng nhanh ở các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển là do có sự thay đổi về lối sống ít hoạt động thể lực, thói quen ăn uống nhanh, giàu năng lượng, ít chất xơ. Đây cũng là nguyên nhân chính gây thừa cân – béo phì và các rối loạn chuyển hóa khác. Béo phì mà đặc trưng là béo trung tâm được xem là nguyên nhân gây ĐTĐ tuýp 2 kháng in-su-lin. Ở các nước phát triển, tỷ lệ thừa cân – béo phì chiếm một phần tư dân số.
Ở Việt Nam, trong giai đoạn dinh dưỡng chuyển tiếp, khi mà chúng ta đang tồn tại các vấn đề thiếu dinh dưỡng và đe dọa mất an ninh lương thực thực phẩm, đan xen với vấn đề dinh dưỡng mới nảy sinh như thừa cân – béo phì, gia tăng các bệnh không lây là do chuyển từ chế độ ăn uống khẩu phần nghèo nàn, đơn điệu sang khẩu phần ăn đa dạng có nhiều thức ăn động vật, nhiều chất béo, thức ăn chế biến sẵn sẽ là nguyên nhân tiềm tàng của bệnh ĐTĐ tuýp 2. Trước năm 1995, béo phì chưa là vấn đề sức khỏe ở Việt Nam, nhưng năm 2005 tỷ lệ thừa cân-béo phì là 16,3%. Rối loạn dung nạp glucose và suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói hay còn gọi là tiền ĐTĐ là nguyên nhân kháng in-su-lin và tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2.
Tuy có nhiều yếu tố nguy cơ khác có thể dẫn đến sự bùng phát ĐTĐ tuýp 2 được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu phương hướng dự phòng ở cộng đồng và điều trị chuyên sâu, nhưng trong thực tế chúng ta vẫn phải đương đầu với các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ tuýp 2 mà chưa có biện pháp hữu hiệu nào có thể ngăn chặn được bệnh dịch này. ĐTĐ tuýp 2 là một bệnh gây nhiều biến chứng, cho dù có kiểm soát glucose máu tốt thì vẫn có biến chứng xảy ra. Tại thời điểm chẩn đoán ĐTĐ tuýp 2 thì phần lớn đã có biến chứng, trong đó bệnh võng mạc do ĐTĐ tuýp 2 chiếm 35%, tổn thương thần kinh ngoại vi 12% và protein niệu 2%. Như vậy, chúng ta có thể phòng, chống ĐTĐ tuýp 2 nếu chúng ta khống chế được yếu tố nguy cơ: giảm tỷ lệ thừa cân béo phì, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh…
Sàng lọc ĐTĐ là quá trình áp dụng các biện pháp kỹ thuật để phát hiện ĐTĐ và tiền ĐTĐ ở thời kỳ sớm trong một cộng đồng khi bệnh chưa biểu hiện những triệu chứng lâm sàng dễ thấy. Việc tìm ra sớm người ĐTĐ và tiền ĐTĐ có lợi ích phòng bệnh cho cộng đồng và tiết kiệm ngân sách, nguồn lực trong điều trị bệnh. Sàng lọc được tiến hành tại các cụm dân cư theo các bước như sau: Theo danh sách, phát phiếu sàng lọc gồm các câu hỏi để xác định các đối tượng có yếu tố nguy cơ; Lập danh sách người có yếu tố nguy cơ; Mời đối tượng có yếu tố nguy cơ đến khám và làm xét nghiệm chẩn đoán; Dựa vào kết quả khám sàng lọc, phân loại các nhóm: ĐTĐ, người tiền ĐTĐ, người có yếu tố nguy cơ; tư vấn và quản lý từng nhóm đối tượng.
Sau khi sàng lọc và được phát hiện, những người ĐTĐ sẽ được giới thiệu đến các bệnh viện để điều trị, người tiền ĐTĐ được các cơ sở y tế lập danh sách quản lý, theo dõi định kỳ, tư vấn chế độ dinh dưỡng và luyện tập để ngăn chặn tiến triển đến ĐTĐ.
Theo Nhandan
Ý kiến ()