Xã Xuất Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp
LSO-Sáng ngày 10/3/2011, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuất Lễ, huyện Cao Lộc long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân thời kỳ kháng chiến chống Pháp” và tổ chức lễ hội xuân truyền thống. Dự buổi lễ có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đồng chí lão thành cách mạng cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, trưởng, phó các phòng ban của huyện; các đơn vị đóng trên địa bàn; lãnh đạo 23 xã, thị trấn và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã. Tại buổi lễ, đồng chí Tô Tiến Tường, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Xuất Lễ đã ôn lại thành tích tiêu biểu của xã trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954). Diễn văn nêu rõ, sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, được ký kết, thực dân Pháp quay lại chiếm đóng nhiều địa danh trên địa bàn Lạng Sơn, trong đó có huyện Cao Lộc; chúng lập nhiều căn cứ quân sự, nhằm đàn áp phong...
Dự buổi lễ có Thường trực HĐND tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; các đồng chí lão thành cách mạng cùng các đồng chí trong Ban Thường vụ Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện, trưởng, phó các phòng ban của huyện; các đơn vị đóng trên địa bàn; lãnh đạo 23 xã, thị trấn và đông đảo nhân dân các dân tộc trên địa bàn xã. Tại buổi lễ, đồng chí Tô Tiến Tường, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Xuất Lễ đã ôn lại thành tích tiêu biểu của xã trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1930-1954). Diễn văn nêu rõ, sau Hiệp định sơ bộ 6/3/1946, được ký kết, thực dân Pháp quay lại chiếm đóng nhiều địa danh trên địa bàn Lạng Sơn, trong đó có huyện Cao Lộc; chúng lập nhiều căn cứ quân sự, nhằm đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Trước diễn biến tình hình của phong trào kháng chiến ở huyện Cao Lộc, được sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ Lạng Sơn, Chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của Cao Lộc được thành lập và trực tiếp đề ra phương hướng chỉ đạo tiến hành kháng chiến ở huyện nhà. Ngày 15/2/1947, sau khi nhận định tình hình, Ban lãnh đạo cuộc kháng chiến đã quyết định lựa chọn một số cán bộ hoạt động ở khu Ba Sơn; đồng thời phát động quần chúng đấu tranh chống bắt phu, bắt lính… Ngày 4/3/1949, lực lượng vũ trang và du kích Ba Sơn đã tiến công đánh đồn Nà Phia thuộc đồn Ba Sơn. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt; đến rạng sáng ngày 5/3/1949, lực lượng của ta tấn công bao vây đánh chiếm đồn Nà Phia, với chiến công hơn 100 tên địch trong đồn xin đầu hàng, thu 113 khẩu súng các loại. Trước sức mạnh của phong trào cách mạng, quần chúng nhân dân khu Ba Sơn phối hợp với các chiến sỹ du kích tiến hành công tác binh vận kết hợp đấu tranh vũ trang đánh chiếm các đồn, bốt của địch trên địa bàn như: Pò Khuấy, Bó Khuông, Đông Nọi, Khau Hin..; ngày 14/4/1949, quân ta tiến công liên tục vào các căn cứ; tiêu diệt hàng trăm tên địch, các đồn, bốt của địch khu vực Ba Sơn lần lượt được giải phóng. Từ tháng 7 đến tháng 10/1950, Khu Du kích Ba Sơn đã phát triển thành đội vũ trang và đã đánh trên 70 trận lớn nhỏ, thu 12 khẩu súng, tiêu diệt nhiều tên địch, làm tiêu hao sinh lực địch, góp phần giải phóng Lạng Sơn và chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954). Với truyền thống chống giặc ngoại xâm, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, xã Xuất Lễ cùng với cả nước đóng góp nhiều sức người, sức của chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân các dân tộc xã Xuất Lễ một lòng theo Đảng, bảo vệ và giữ vững chủ quyền an ninh biên giới; xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp… Ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc của Đảng bộ, quân và dân xã Xuất Lễ, Đảng, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Nối tiếp truyền thống lịch sử, hàng năm cứ vào ngày 6/2 âm lịch nhân dân trong xã lại tổ chức lễ hội truyền thống nhằm ôn lại lịch sử đấu tranh cách mạnh của ông cha.
Phan Cầu
Ý kiến ()