LSO-Trong năm 2010, tình hình thời tiết, dịch bệnh... đã gây không ít khó khăn cho đời sống và sản xuất của bà con nhân dân. Song, Đảng bộ xã Văn An, huyện Văn Quan đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các thôn, bản trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển các dịch vụ phát triển kinh tế nên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn đều đạt cao, đảm bảo nhu cầu lương thực, nâng cao đời sống của bà con. Phát huy những thành quả đó, toàn xã đang nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2011 ngay từ đầu năm. Phát triển mô hình trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao Ảnh: Hòa LộcĐể phát triển kinh tế, Đảng bộ xã đã quan tâm lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với công tác khoa học kĩ thuật cũng như tạo điều kiện về vốn trong phát triển sản xuất. Các tổ chức hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động về ứng dụng kĩ thuật và giống mới, tín...
LSO-Trong năm 2010, tình hình thời tiết, dịch bệnh… đã gây không ít khó khăn cho đời sống và sản xuất của bà con nhân dân. Song, Đảng bộ xã Văn An, huyện Văn Quan đã luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao các thôn, bản trong thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và phát triển các dịch vụ phát triển kinh tế nên các chỉ tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn đều đạt cao, đảm bảo nhu cầu lương thực, nâng cao đời sống của bà con. Phát huy những thành quả đó, toàn xã đang nỗ lực thực hiện các chỉ tiêu kinh tế năm 2011 ngay từ đầu năm.
|
Phát triển mô hình trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao Ảnh: Hòa Lộc |
Để phát triển kinh tế, Đảng bộ xã đã quan tâm lãnh đạo thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với công tác khoa học kĩ thuật cũng như tạo điều kiện về vốn trong phát triển sản xuất. Các tổ chức hội, đoàn thể tích cực tuyên truyền, vận động về ứng dụng kĩ thuật và giống mới, tín chấp vốn cho nhân dân, với dư nợ đến nay trên 7,3 tỷ đồng. Nguồn vốn đã giúp người dân mua vật tư, phân bón và giống cây trồng, vật nuôi để mở rộng quy mô chuồng trại và phát triển các dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn xã không chỉ có các dịch vụ buôn bán nhỏ: dịch vụ đồ ăn, thức uống, dịch vụ kinh doanh thức ăn chăn nuôi… mà còn rộ lên dịch vụ phơi hồi. Đây là dịch vụ mới có trong 2 năm nay, do người dân năng động, đầu tư vốn mua hồi tươi về phơi khô bán thành phẩm, qua đó tạo nguồn thu nhập khá, góp phần nâng cao đời sống của người dân. Riêng trong phát triển nông nghiệp năm 2010, tổng diện tích gieo trồng đạt 391ha, tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt trên 920 tấn, tăng 13% so với năm 2009. Phong trào chăn nuôi lợn nái, lợn thịt đã phát triển mạnh mẽ. Hiện đàn lợn trên 2.300 con, đàn gia cầm trên 11 nghìn con, đàn trâu, bò có trên 600 con… Từ phong trào phát triển kinh tế, trong năm, số hộ nghèo trên địa bàn giảm đáng kể, chỉ còn 26 hộ nghèo/ tổng 602 hộ dân (theo tiêu chí cũ).
Để phát huy những kết quả đó, trong năm 2011, Đảng bộ xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thâm cạnh tăng vụ và tận dụng các nguồn lực để phát triển kinh tế. Từ đó, xã tích cực vận động nhân dân tận dụng tối đa diện tích đất, đưa các loại giống lúa, ngô, đậu… mới có năng suất và giá trị kinh tế cao vào gieo trồng. Đầu năm, chiến dịch ra quân đầu xuân ở 10 thôn, bản đã được thực hiện tốt, qua đó công tác trồng cây, phát quang đường sá, tu sửa các công trình thủy lợi đã chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện bước vào mùa vụ mới. Bên cạnh chuẩn bị giống, phân bón, thủy lợi… để phục vụ gieo trồng, công tác phòng tránh dịch bệnh cho đàn vật nuôi được quan tâm sâu sát. Xã giao cho các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chủ động phối hợp với ngành thú y thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch bệnh. Theo đó, công tác tiêm phòng, vệ sinh chuồng trại, theo dõi tình hình dịch bệnh đang được chỉ đạo, đôn đốc thực hiện ở các thôn, bản.
Nhằm củng cố và tăng cường đàn gia súc, gia cầm; gieo trồng hết diện tích; năng suất lúa, ngô đạt cao hơn năm trước, phát triển các dịch vụ gắn với nhu cầu thị trường tiêu thụ, hiện nay xã Văn An đang tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế. Trong đó, khuyến khích và ưu tiên phát triển các cây hàng hóa có giá trị, chú trọng việc chỉ đạo tu bổ, chăm sóc và trồng rừng.
Lâm Như
Ý kiến ()