LSO-Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, những ngày này, cấp uỷ, chính quyền, các ban, đoàn thể xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình đang nỗ lực chỉ đạo bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng với quyết tâm giành thắng lợi trong sản xuất vụ xuân.Nông dân xã Mai Pha chăm sóc lúa xuânDo phần lớn diện tích đất nông nghiệp không thuận lợi về nước tưới nên diện tích gieo cấy vụ xuân của xã Lợi Bác rất ít, chủ yếu là ở các thôn phía ngoài, thuận lợi hơn một chút về nước như thôn: Bản Chành, Nà Phi, Già Nàng, Cụng Khoai, Nà U, Kéo Cọ…Theo số liệu thống kê, toàn xã cấy được 50,1 ha lúa, 65,88 ha ngô. Do diện tích ngô, lúa vụ xuân tương đối ít nên công tác bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân được xã đặc biệt quan tâm. Ông Vi Văn Như, Chủ tịch UBND xã Lợi Bác cho biết: Xác định được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống của người nông dân nên ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các ban, ngành...
LSO-Cũng như nhiều địa phương khác trong tỉnh, những ngày này, cấp uỷ, chính quyền, các ban, đoàn thể xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình đang nỗ lực chỉ đạo bà con nông dân phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng với quyết tâm giành thắng lợi trong sản xuất vụ xuân.
|
Nông dân xã Mai Pha chăm sóc lúa xuân |
Do phần lớn diện tích đất nông nghiệp không thuận lợi về nước tưới nên diện tích gieo cấy vụ xuân của xã Lợi Bác rất ít, chủ yếu là ở các thôn phía ngoài, thuận lợi hơn một chút về nước như thôn: Bản Chành, Nà Phi, Già Nàng, Cụng Khoai, Nà U, Kéo Cọ…Theo số liệu thống kê, toàn xã cấy được 50,1 ha lúa, 65,88 ha ngô. Do diện tích ngô, lúa vụ xuân tương đối ít nên công tác bảo vệ mùa màng cho bà con nông dân được xã đặc biệt quan tâm. Ông Vi Văn Như, Chủ tịch UBND xã Lợi Bác cho biết: Xác định được tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với đời sống của người nông dân nên ngay từ đầu vụ, xã đã chỉ đạo các ban, ngành chức năng, cán bộ chuyên môn cần bám sát đồng ruộng, kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn cho bà con cách thức gieo trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng. Kịp thời phát hiện, chủ động phòng trừ, không để sâu bệnh lây lan thành dịch, làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng. Ngay sau khi gieo cấy được 25 ngày, trên khắp các đồng ruộng của xã đã đồng loạt xuất hiện rầy các loại hại lúa, làm cho lá lúa bị ngả vàng. Xã đã tổ chức họp, chỉ đạo các thôn bản, cán bộ chuyên môn tuyên truyền vận động bà con nông dân cần kiểm tra, thăm đồng thường xuyên, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Đến nay, hầu hết diện tích bị nhiễm rầy gây vàng lá đã được phun thuốc phòng trừ kịp thời, nhiều hộ đã phun 2 lần. Theo kinh nghiệm sản xuất nhiều năm cho thấy, nếu như vào thời điểm rầy các loại xuất hiện, trên các thửa ruộng có nước thì sau khi phun thuốc, rầy sẽ rơi xuống nước rồi chết. Còn đối với những thửa ruộng cạn, tỷ lệ rầy chết đạt thấp hơn. Chính vì vậy, xã đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn bà con tận dụng mọi nguồn nước để đưa về đồng ruộng, vừa có tác dụng trong phòng chống hạn, vừa có tác dụng trong phòng trừ sâu bệnh khi bà con phun thuốc. Đến nay, nhiều diện tích lúa đã xanh trở lại, sinh trưởng và phát triển tốt, bà con nông dân đang tích cực chăm bón, làm cỏ lúa. Anh Bế Văn Quang, thôn Bản Chành cho biết: Gia đình anh cấy được 5 sào lúa, 6 sào ngô, năm nào cũng vậy, sau khi cấy được gần 1 tháng là xuất hiện rầy hại lúa, qua thăm đồng thường xuyên, ngay sau khi phát hiện, gia đình đã chủ động mua thuốc về phun kịp thời, đến nay, đã khống chế được sâu bệnh hại lúa. Không chỉ có kinh nghiệm trong phòng trừ sâu bệnh hại lúa mang lại hiệu quả cao mà trong nhiều năm qua, xã Lợi Bác còn có kinh nghiệm phòng trừ sâu giai hại ngô rất hiệu quả. Từ năm 2005 trở về trước, do chưa có kinh nghiệm trong phòng trừ sâu gai hại ngô, vì vậy, khi sâu xuất hiện, người dân chỉ biết phun thuốc hay bắt giết con trưởng thành, nhưng sâu vẫn sinh trưởng phát triển mạnh, gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất, thì trong những năm gần đây, người dân trong xã đã nghĩ ra một cách phòng trừ sâu gai rất hiệu quả. Đó là, sau khi giết con sâu gai trưởng thành, bà con miết con sâu đó dính lại trên lá, các con sâu khác phát hiện sẽ tự bỏ đi. Hiệu quả phòng trừ đạt cao mà lại không tốn kém chi phí tiền mua thuốc phòng trừ. Hiện ngô đang trong giai đoạn phun râu, trổ cờ, sinh trưởng và phát triển tốt. Mặc dù sâu gai năm nào cũng xuất hiện, nhưng với cách làm như trên xã đã thành công trong việc khống chế sâu gai hại ngô, góp phần tăng năng suất từ 0,8 – 1tạ/sào lên 1,2 tạ/sào.
Mặc dù đã khống chế được sâu, rầy các loại hại ngô, lúa, nhưng theo kinh nghiệm sản xuất của người nông dân thì từ nay đến cuối vụ, sâu bệnh hại lúa sẽ tiếp tục xuất hiện. Đặc biệt, trong giai đoạn lúa đang làm đòng nếu có sâu bệnh mà không phòng trừ kịp thời thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất. Vì vậy, xã Lợi Bác đang tập trung mọi nguồn lực cho sản xuất vụ xuân với quyết tâm giành thắng lợi.
Đức Anh
Ý kiến ()