WWF phải cần đính chính việc đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ
Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) bày tỏ quan điểm về cách đánh giá cũng như tiêu chí mà Quỹ Động vật hoang dã thế giới (WWF) dựa vào đó để đưa cá tra Việt Nam vào danh sách đỏ.Theo Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng, bộ 19 câu hỏi đánh giá về cá tra nuôi Việt Nam của WWF là không đầy đủ thông tin và sai về bản chất. Năm 1995, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) đã công bố tài liệu phát triển thủy sản bền vững (CoC), trong đó Điều 9 quy định về nuôi thủy sản bền vững. So với CoC của FAO thì bộ tiêu chí 19 câu hỏi của WWF chỉ tập trung vào một số khía cạnh như ảnh hưởng của việc nuôi cá tra đối với môi trường và dịch bệnh. Nên nếu coi đây là chuẩn mực để đánh giá thân thiện với môi trường là không đầy đủ và không thuyết phục. Khi quy định về nuôi thủy sản bền vững, WWF không thể tự mình đặt...
Theo Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam Nguyễn Việt Thắng, bộ 19 câu hỏi đánh giá về cá tra nuôi Việt Nam của WWF là không đầy đủ thông tin và sai về bản chất. Năm 1995, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) đã công bố tài liệu phát triển thủy sản bền vững (CoC), trong đó Điều 9 quy định về nuôi thủy sản bền vững. So với CoC của FAO thì bộ tiêu chí 19 câu hỏi của WWF chỉ tập trung vào một số khía cạnh như ảnh hưởng của việc nuôi cá tra đối với môi trường và dịch bệnh. Nên nếu coi đây là chuẩn mực để đánh giá thân thiện với môi trường là không đầy đủ và không thuyết phục. Khi quy định về nuôi thủy sản bền vững, WWF không thể tự mình đặt ra những tiêu chí trái với CoC của FAO và không được phép đưa bộ tiêu chí của mình để áp đặt cho các quốc gia, sau đó tự mình công bố, bất chấp quy định quốc tế, quy định quốc gia và hậu quả. Do vậy, Hội Nghề cá Việt Nam đề nghị, để giảm thiểu tác hại do việc làm của WWF gây ra đối với cá tra, đồng thời nhằm ngăn chặn những vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai, cần tiếp tục triển khai các biện pháp có hiệu quả để trong thời gian sớm nhất WWF thu hồi toàn bộ tài liệu, bài viết, website và các bài tuyên truyền khác có nội dung cá tra Việt Nam bị áp đặt nhãn đỏ. Hội Nghề cá Việt Nam cũng kiến nghị Bộ NN và PTNT, Chính phủ yêu cầu WWF tại 6 nước châu Âu đính chính. Đồng thời cần xây dựng vi-đê-ô-clíp về sản xuất thủy sản bền vững (cá tra, tôm, cá rô phi) công bố rộng rãi ở Việt Nam và quốc tế.
Phản ứng về Bộ tiêu chí của WWF, Chủ tịch Hiệp hội Sản xuất và chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng cho biết: Chúng ta đang tiến bộ hơn rất nhiều về phương thức nuôi cá tra, ngày càng sạch hơn và đạt các tiêu chuẩn tầm quốc tế. Vì vậy, đánh giá của WWF là hoàn toàn lạc hậu. Còn chứng cứ khoa học để khẳng định điều đó thì có nhiều. Hiện chúng ta có 20 công ty với 40 vùng nuôi có kích thước khác nhau được chứng nhận bởi Global GAP- tiêu chuẩn cao nhất toàn cầu hiện nay về nuôi trồng thủy sản bền vững.
Hôm nay, 15-12, đại diện của WWF thế giới, WWF tại Việt Nam và Tổng cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) sẽ có buổi làm việc. Theo kế hoạch, WWF sẽ trả lời câu hỏi về kỹ thuật liên quan đến phương pháp và quy trình đánh giá, những nghiên cứu của tổ chức này về cá tra Việt Nam. Phía Tổng cục Thủy sản sẽ cung cấp toàn bộ những chứng cứ khoa học về cá tra Việt Nam để WWF có cái nhìn toàn diện về cá tra Việt Nam và phải đưa cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ.
Theo Nhandan
![](https://mediabls.mediatech.vn/assets/images/load3.gif)
Ý kiến ()